Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Bảo tàng Nghệ thuật Singapore 8Q SAM

Bảo tàng hiện đại này lưu giữ một trong những bộ sưu tập của công chúng với nhiều tác phẩm nghệ thuật Đông Nam Á đương thời và hiện đại lớn nhất thế giới. Mở cửa vào năm 1996, Bảo Tàng Nghệ Thuật Singapore (SAM) là địa chỉ hàng đầu giới thiệu hoạt động nghệ thuật trong nước và quốc tế với những phong cách thể hiện nghệ thuật hiện đại.

8qsam

Bảo Tàng Nghệ Thuật Singapore đóng vai trò tích cực trong công tác thúc đẩy giáo dục, trao đổi, nghiên cứu và phát triển nghệ thuật thị giác thông qua mối quan hệ hợp tác chiến lược với các tổ chức văn hóa và nghệ thuật quốc tế. Hãy tìm thông tin về Singapore Biennale 2011, liên hoan nghệ thuật quốc tế do SAM tổ chức.

Thông tin cần thiết

GIỜ MỞ CỬA
Thứ Hai đến Chủ Nhật 10h sáng – 7h tối (Nhận lượt khách cuối cùng vào lúc 6h15 chiều)
Thứ Sáu 10h sáng – 9h tối
TRANG MẠNG
http://www.singaporeartmuseum.sg

PHÍ VÀO CỬA CHUNG

Người lớn - S$10
Sinh viên - S$5
Người cao tuổi trên 60 tuổi - S$5
Đoàn trên 20 người – giảm giá 20%
Miễn phí vào cửa đối với trẻ em từ 6 tuổi trở xuống, người cao tuổi quốc tịch Singapore hoặc Thường Trú Nhân, NSF, sinh viên và giáo viên của các trường trong nước.*
Miễn phí vào cửa SAM vào Thứ Sáu từ 6h tối – 9h tối vào các ngày Giới Thiệu Thông Tin (Open House).

*Trừ khi có thông báo khác.

HỎI ĐÁP CHUNG
6322 3222

LỐI ĐI CHO XE LĂN/TỦ KHÓA

Thang máy giúp tiếp cận dễ dàng hơn tới các phòng trưng bày. Tủ khóa hiện có cho mọi du khách sử dụng.

CHỈ ĐƯỜNG TỚI SAM

Bằng xe buýt
SBS - 7, 14, 16, 36, 111, 131, 162, 175, 508, 518
SMRT - 77, 167, 171, 700
Bằng tàu điện MRT
2 phút đi bộ từ Ga MRT Bras Basah
10 phút đi bộ từ Ga MRT Dhoby Ghaut, City Hall hoặc Bugis
Bằng xe hơi
Bãi đỗ xe hiện có trên Phố Waterloo, Phố Queen, Trung Tâm NTUC Income Centre và Plaza by the Park
ĐỊA CHỈ
71 Bras Basah Road Singapore 189555
Phone(65) 6332 3222

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Singapore, quen mà vẫn lạ

Dù đã đến Singapore 2 lần, nhưng chuyến đi mới đây theo chương trình của Tổng cục Du lịch Singapore vẫn làm tôi ngạc nhiên.

Singapore như cô gái vốn không đẹp, không có gì đặc sắc, nhưng lại có tiền và biết cách chưng diện, làm mới mình, nên dù thấy “nàng” đã quen thuộc lắm người ta vẫn phải để mắt đến.


Cái gì cũng bảo tồn !

Một nhà báo trong đoàn đã thốt lên ngạc nhiên như vậy sau khi tham quan khu Tiong Bahru, nơi rất ít du khách Việt Nam biết tới.

Đối diện chợ Tiong Bahru là một dãy chung cư thấp tầng với những căn hộ hình ống, cánh cửa sắt kéo phía trước, cầu thang bộ chung vừa dài vừa hẹp, trông như một số chung cư cũ ở nội thành Sài Gòn hiện nay, có điều được sơn trắng toát và nhìn sạch sẽ hơn. Đây là một trong những khu nhà ở lâu đời nhất của Singapore (được xây dựng từ những năm 30 thế kỷ trước), từng là nơi ở của tầng lớp thượng lưu hồi trước thế chiến thứ 2.

Trong khoảng thập niên 1970-1980, người dân nơi đây đã lần lượt chuyển đến những căn hộ hiện đại hơn. Chính phủ Singapore vẫn duy trì hiện trạng của công trình, trong khi người dân vẫn tiếp tục sinh sống trong đó, để giữ lại hình ảnh của quá khứ.

Khu chung cư nằm gần trung tâm, nên giá mỗi căn hộ ở đây rất đắt: gần 1 triệu đô Sing (khoảng 16 tỉ đồng). Một số căn hộ tầng trệt được cải tạo thành tiệm bánh, quán cà phê… xinh xắn –  chỗ nghỉ chân tĩnh lặng, ấm cúng cho những du khách ưa lang thang.

Bước vào chợ Tiong Bahru, tôi lấy làm lạ khi khắp nơi chỉ thấy toàn ông già bà cả, cả người bán lẫn người mua. Những gian hàng nho nhỏ bán rau, hoa, thực phẩm, đồ ăn san sát nhau, người mua len lỏi trong những lối đi hẹp, trả tiền mặt trực tiếp cho người bán, y như một chợ ở Sài Gòn. Thì ra ngôi chợ mới khánh thành năm 2006 này cũng được Singapore xếp vào diện là nơi “bảo tồn” tập quán mua sắm truyền thống, và điều này rất hợp ý những người lớn tuổi ở Sing – bộ phận dân chúng không thích “đi chợ” trong những siêu thị hiện đại như giới trẻ.

Bảo tồn một cách tự nhiên, để “di sản” vẫn có cuộc sống hài hòa với nhịp sống hiện đại – có thế thấy những nỗ lực của người Sing trong công việc đầy khó khăn này. Tiệm sách Book
Actually tọa lạc ở số 9 đường Yong Siak cũng là một cố gắng như thế. Một tiệm sách nhỏ xinh, có đủ sách xuất bản ở Singapore lẫn nước ngoài, được duy trì hoạt động – dù Singapore không thiếu những nhà sách mênh mông trong các khu mua sắm – nhằm giữ lại hình ảnh một tiệm sách truyền thống.

Phố Ả Rập với những cửa tiệm bán vải vóc, lụa là, thảm len…, nơi du khách có thể tìm được những món quà lạ, là nơi thương nhân Ả Rập ngày xưa từng buôn bán.


Rồi ngoài khu phố Tàu đang được bảo tồn mà ai cũng biết, hay những đồ vật, hình ảnh đang được trưng bày đầy ấn tượng trong Bảo tàng quốc gia Singapore hiện đại, tôi cũng đã xem một bảo tàng nhỏ xíu ngay chân cáp treo đi sang đảo Sentosa, trưng bày những mẫu lồng cáp treo từng được đưa vào sử dụng trong gần 30 năm qua…

Có cảm giác đảo quốc non trẻ này, trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh, đang tìm cách gìn giữ những mảnh quá khứ mang dấu ấn văn hóa riêng cho chính người dân nước họ, dù rằng các “mảnh” ấy chưa hẳn đã gây ấn tượng mạnh cho du khách đến từ các quốc gia có bề dày lịch sử cả ngàn năm.

Những điểm đến mới

Song song với việc bảo tồn di sản, Singapore tiếp tục khiến du khách choáng ngợp với những công trình kiến trúc, giải trí hoành tráng.

Đoàn chúng tôi nằm trong số những du khách đầu tiên tham quan Marine Life Park – thủy cung lớn nhất thế giới – trên đảo Sentosa ngay dịp khánh thành (có vẻ như đất nước nhỏ bé này rất khoái những công trình “nhất thế giới”). Sự kỳ ảo, sống động của thủy cung khiến du khách không khỏi ngất ngây, và những nhân viên làm nhiệm vụ vệ sinh các bể kính khổng lồ trong bộ đồ người nhái đã tạo nên một kết thúc đẹp cho hành trình qua thế giới nước.

Khai trương khu vực vườn phía Nam hồi giữa năm nay, Những khu vườn bên vịnh (Gardens by the bay) ở ngay khu trung tâm Singapore, là một phần trong kế hoạch biến Singapore từ “thành phố của những khu vườn” thành “thành phố trong vườn” của chính phủ.

Hiện tại công trình gồm 2 nhà kính khổng lồ có hình mái vòm, bên trong là vô số loài kỳ hoa dị thảo trên khắp thế giới. Kiến trúc cực kỳ hiện đại này được coi là biểu tượng mới của quốc gia, được chọn ra từ những mẫu thiết kế của nhiều kiến trúc sư tài ba trên thế giới.

Có người cắc cớ hỏi: Sao mấy năm trước qua đây tui thấy các tòa nhà đã chen nhau chật cứng ở khu đất kim cương này, vậy đất đâu ra mà xây cái công trình rộng tới 101 hecta này? Câu trả lời là: Công trình đã nằm trong quy hoạch của chính phủ từ trước.

Gần đó là Marina Bay Sands, tổ hợp khách sạn – khu mua sắm – khu vui chơi giải trí cực kỳ sang trọng. Hôm chúng tôi đến, tại Bảo tàng Nghệ thuật trong khu phức hợp này đang diễn ra triển lãm nghệ thuật đương đại The art of the brickcủa nghệ sĩ Nathan Sawaya đến từ New York, với những tác phẩm được xếp từ hàng ngàn mảnh đồ chơi lego. Phía ngoài khu trưng bày, rất nhiều du khách sau khi xem triển lãm nổi hứng ngồi lúi húi xếp xếp ghép ghép các mảnh lego tạo thành tác phẩm riêng của mình.


Tại đây chúng tôi cũng đã có dịp xem Jersey boys, vở nhạc kịch nổi tiếng của sân khấu Broadway từng thắng giải Tony cho “nhạc kịch hay nhất” vào năm 2006 mà Singapore là điểm đến châu Á đầu tiên của vở. Jersey boys sẽ diễn tại Singapore đến giữa tháng 1.2013.

Du khách thích náo nhiệt hơn có thể sang đảo Sentosa xem IncantoTM, show ảo thuật – ca múa – xiếc hoành tráng mới khai trương hồi tháng 11 vừa rồi với sự góp mặt của đông đảo nghệ sĩ Singapore và nước ngoài.

Cũng trên đảo Sentosa, chúng tôi hòa mình vào ZoukOut, một festival âm nhạc – nhảy múa ngoài trời sôi động thu hút rất đông thanh niên.

Với hàng loạt sự kiện diễn ra hằng tuần, ngành du lịch Singapore không giấu giếm kỳ vọng thu hút du khách bằng những chương trình nghệ thuật – giải trí chất lượng cao.

Thế còn mua sắm thì sao? Dĩ nhiên, những trung tâm mua sắm lớn đầy ắp thương hiệu nổi tiếng thế giới vẫn là thế mạnh của Singapore. Nhưng du khách ưa thích sự mới lạ, độc đáo bắt đầu tìm đến Haji Lane. Đây là con phố nhỏ nằm gần phố Ả Rập gồm những cửa hàng được thiết kế rất cá tính, bày bán những sản phẩm thời trang của các nhà thiết kế trẻ chưa nổi tiếng của Singapore.

Con phố rất ngắn, nhưng duyên dáng và quyến rũ đến nỗi tôi chưa kịp mua gì đã thấy buổi trưa trôi vèo qua.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Hành trang cần thiết cho những ai yêu du lịch

1. Các giấy tờ tùy thân:

Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày khởi hành, Visa (thị thực nhập cảnh): xin đầy đủ đối với những quốc gia, lãnh thổ cần đến (du lịch nước ngoài) hoặc : chứng minh nhân dân (du lịch trong nước), các giấy tờ liên quan đến sức khoẻ cá nhân: đơn thuốc thường dùng, và bản photo của các loại giấy tờ này. Đây là các giấy tờ tùy thân mà tuyệt đối bạn không được quên trong chuyến đi “phượt” của mình.


Sổ khám bệnh, vé máy bay, vé tàu hoả, các loại vé giao thông cho chuyến đi, thẻ ưu tiên của hãng hàng không, hãng tàu hoả, sổ ghi chép các số điện thoại cần thiết ở nơi đến, bảo hiểm du lịch và y tế là những giấy tờ cần thiết khi có vấn đề phát sinh trong cho chuyến du lịch.

Hành lý:


Quần áo: Quấn áo là vật dụng thiết yếu được chuẩn bị chu đáo cho mọi chuyến đi: giúp bạn giữ ấm trong thời tiết giá lạnh, thay thế khi gặp lúc mưa gió, quần áo dài chống lại sự tấn công của côn trùng, gai góc, trầy xước hay chỉ đơn giản là thay đổi bộ quần áo mới khô thoáng khi người đã ướt sũng mồ hôi sau một hành trình dài.

Dụng cụ vệ sinh cá nhân:

Các dụng cụ vệ sinh như: lược chải tóc, bàn chải răng, kem đánh răng (loại ống nhỏ dành cho du lịch), xà phòng tắm và xà phòng giặt quần áo cá nhân, gương nhỏ, máy sấy tóc loại nhỏ, gập gọn, mũ nilon bịt tóc khi tắm, dao/máy cạo râu, kem bôi môi chống nẻ,khăn bông lau mặt, khăn bông cỡ lớn hoặc vừa để tắm, bông lau tai - Dầu gội đầu, dầu tắm, dầu xả tóc, sữa rửa mặt: tất cả đựng trong lọ, chai nhỏ khoảng 50-100ml sẽ tiện cho việc sắp xếp và di chuyển.


Bản đồ và la bàn: Đây là những vật dụng luôn gắn với dân du lịch bụi. Có thể bạn đã thuộc từng chi tiết vùng đất đó qua trí nhớ, nhưng vào ban đêm, khi đi một mình bị mất phương hướng, bản đồ và la bàn thật sự trở nên hữu dụng. Hãy cố gắng luôn mang theo bên mình trong mọi chuyến đi.


Diêm hoặc bật lửa: Có thể các bạn ít khi nghĩ đến hoặc tin tưởng rằng mình sẽ không bao giờ phải đi trong đêm, cắm trại giữa rừng, lạc ở đâu đó mà không biết làm sao báo hiệu cho người khác. Vì vậy, sẽ không thừa nếu trong hành lý của bạn có một chiếc bật lửa, một hộp diêm chống nước và hơn nữa là biết làm sao để nhóm được lửa ngoài trời.

Đèn pin: Dù rằng chuyến đi của các bạn dự tính chỉ đi vào ban ngày nhưng một chiếc đèn pin nhỏ gọn trong balo cũng không bao giờ là thừa. Bạn đi ngang qua một miệng hang, tính tò mò thôi thúc bạn đi vào nhưng nếu không có đèn pin bạn không thể tiến sâu vào nơi tối tăm đó. Hoặc chẳng may bạn bị hỏng xe giữa đường lúc trời sập tối, bạn có thừa khả năng tự sửa xe nhưng lại không có đèn pin soi sáng, bạn chắc chắn sẽ lúng túng. Và còn nhiều nhiều trường hợp nữa có thể xảy ra. Vì thế, hãy nhớ mang theo đèn pin trong mỗi chuyến du lịch của bạn.


Dây thừng: Bạn mua thêm nhiều vật dụng ở điểm du lịch … cần chằng buộc vào xe, bạn sẽ cần đến một đoạn dây thừng hoặc khi bạn muốn tụt xuống một đoạn dốc xem chân dốc có gì, một cuộn dây khoảng 10m là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn.

Mảnh áo mưa và võng đa năng: Những vật dụng này sẽ giúp ích cho bạn trong những lúc bạn muốn nghỉ ngơi giữa chặng đường đi chuyển… hoặc có thể chợp mắt thư giãn vài phút.

Hộp đồ sơ cứu:


Bạn không thể lường trước được tất cả các tình huống xảy ra trên đường đi. Một vết côn trùng cắn, một vết rách hay trầy xước do va đập, do ngã xe, một cơn đau đầu hay bị … “Tào Tháo đuổi” do khoái khẩu  một vài món đặc sản địa phương … Mọi tình huống bạn đều phải nghĩ đến và chuẩn bị để có một bộ dụng cụ sơ cứu tốt nhất cho mình và cho đoàn của mình.

Thức ăn và nước uống:

Nước và thức ăn dự trữ trong chuyến đi sẽ trở thành những “vị cứu tinh” cho các bạn khi gặp phải những tình huống khó khăn không được lường trước, đặc biệt trong các chuyến “phượt” dài ngày.


Trong những tình huống khó khăn, cần phải có những quyết định sáng suốt trong khi bạn lại vô cùng mệt mỏi và thiếu tập trung, một miếng bánh nhỏ, một ngụm nước mát có thể sẽ là phương pháp hữu hiệu nhất để bạn tĩnh tâm trở lại và có quyết định sáng suốt, đúng mực hơn.

Xem phim màn ảnh rộng ở sân bay Changi

Sân bay Changi ở Singapore là điểm đến, điểm quá cảnh quen thuộc của du khách Việt Nam, nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa biết hết những tiện ích phong phú của sân bay này trên hành trình du lịch và khám phá.

                                                Sân bay Changi là một khi mua sắm lớn

Đi lại bằng máy bay thường xuyên nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa tận dụng hết tất cả các tiện ích và dịch vụ tại sân bay Changi, nhất là kể từ năm 2008 tại đây có hai rạp chiếu phim miễn phí màn ảnh rộng phục vụ hành khách 24 giờ mỗi ngày. Không rõ hành khách Việt Nam đến Singapore biết thông tin này rồi có tranh thủ xem phim “chùa” không bởi theo khảo sát mới đây của trang web tìm kiếm về du lịch Skyscanner với khoảng 10.000 hành khách trên toàn thế giới, gần nửa số người được hỏi cho biết điều làm họ thích thú nhất khi có mặt ở sân bay Changi là được xem phim (49%), kế đó mới đến chỗ ngả lưng (sleep pod – 36%), đọc sách (32%), công viên cây xanh (31%), mỹ phẩm (30%), sân chơi cho trẻ em (21%), hồ bơi (20%), phòng tập thể hình (15%)…

                                                             Rạp phim “chùa” ở Changi

Nhưng nhiều người Singapore đến Changi không chỉ để làm thủ tục lên máy bay, đón-tiễn bạn bè người thân hay để xem phim miễn phí mà chủ yếu để mua sắm. Một trong những yếu tố hấp dẫn ở sân bay Changi là hầu hết các cửa hàng bán lẻ ở khu vực công cộng phía ngoài ba nhà ga (terminal) đều được miễn 7% thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Các quầy hàng bán đồ ăn nước uống (F&B) hay dịch vụ chăm sóc cá nhân như tiệm làm tóc vẫn thu thuế GST nhưng các nhà hàng thì phải phục vụ nước lọc miễn phí nếu thực khách yêu cầu.

                                                                   Phục vụ 24/24

Với tổng diện tích 75.000 mét vuông, tương đương 10 sân bóng đá và hơn 330 cửa hàng bán lẻ và dịch vụ cùng với 120 quầy hàng F&B, Changi giờ đây không chỉ là sân bay mà đã trở thành khu mua sắm lớn thứ nhì Singapore (chỉ sau VivoCity). Theo công bố chính thức của tập đoàn sân bay Changi (CAG), doanh số bán lẻ tại Changi trong năm ngoái đạt 1,8 tỉ đô la Singapore, tăng 12% so với năm 2011 – chiếm 50% tổng doanh thu của CAG. Điều này có được là nhờ số lượng hành khách đến sân bay Changi hàng năm đều tăng với 51 triệu hành khách trong năm 2012, tăng 10% so với năm 2011 (46,5 triệu).

                                       Staff canteen là khu ăn uống giá rẻ ngay trong sân bay

Theo bà Ivy Wong, Phó giám đốc về cho thuê mặt bằng của CAG, việc phát triển các hoạt động kinh doanh nói trên có vai trò rất quan trọng đối với sân bay bởi chúng giúp trang trải các chi phí về tiện ích và dịch vụ hàng không. Bà nói với nhật báo The Straits Times (TST): “Điều này cũng giúp duy trì phí dịch vụ hàng không (aeronautical charges) của Singapore ở mức cạnh tranh và củng cố vị thế của sân bay này như trung tâm đầu mối về hàng không.”

                    Các món ăn trong staff canteen có giá tương đương các khu ẩm thực trong thành phố

Shaik Rahman, Giám đốc điều hành khu giải trí game Zone X ở Changi cho biết CAG luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi hay sự kiện nhằm lôi kéo người đến đến các nhà ga và nhờ đó lưu lượng người mua sắm tăng theo. Theo bà Wong người mua không lo bị chặt chém vì CAG quy định các thương hiệu không được bán giá cao hơn giá các cửa hàng bán lẻ khác trong thành phố.

                                                         Nơi nghỉ ngơi trong sân bay

Mua sắm ở sân bay nay đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Singapore. Người ta còn đến đây để thư giãn, thưởng ngoạn cảnh máy bay hạ cánh hay cất cánh, ăn uống, gặp gỡ bạn bè. Các cửa hàng ăn nhanh như McDonald’s hay Burger King là nơi cho trẻ em vui chơi và học sinh tụ tập học nhóm. Changi ở phía Đông nhưng có nhiều người dân ở phía Tây cũng không ngần ngại quãng đường xa hai đầu đảo quốc để tận hưởng bầu không khí tưng bừng và nhộn nhịp ở sân bay. Một trong những người đó là ông Siva Subramaniam, 42 tuổi, cư dân vùng Bukit Batok ở phía Tây Bắc Singapore. Ông cho biết: “Hai đứa con trai của tôi, đứa 13 tuổi, đứa 9 tuổi đều yêu sân bay nên gia đình chúng tôi mỗi tháng ra Changi chơi ít nhất một lần. Mỗi lần chúng tôi ra là Changi có một cái gì mới cho chúng tôi xem hay tham gia”.

                                                                  Hồ bơi ở sân bay Changi

Du khách hạng sang hay du lịch “bụi” đến sân bay Changi cũng sẽ được hưởng nhiều tiện ích hay dịch vụ miễn phí hay giá rẻ như có thể nằm chợp mắt cả ngày, tắm rửa, bơi lội… Ai quá cảnh Singapore hơn 5 tiếng đồng hồ sẽ được cấp giấy phép đặc biệt rời sân bay để tham gia chương trình tham quan thành phố, khám phá thiên nhiên, tận hưởng các món ăn ngon hay chương trình giải trí đặc sắc. Những ai không thích đi ra ngoài tham quan, giải trí hay mua sắm thì có thể ở trong sân bay tản bộ trong những khu vườn không gian mở. Khi bụng đói họ không nhất thiết phải vào nhà hàng mà có thể đến căng-tin dành cho nhân viên làm việc ở sân bay. Nơi đây có mức giá tương tự các khu ăn uống bình dân với chất lượng không thua kém, tuy nhiên, họ phải trả mắc hơn nhân viên sân bay khoảng vài chục xu cho một phần ăn hay nước uống.

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Chùa Sakya Muni Buddha Gaya

Ngôi chùa của một nghìn bóng đèn. Là một trong những ngôi chùa thờ Phật được nhiều người thăm viếng và đáng chú ý nhất ở Singapore, Chùa Sakya Muni Buddha Gaya thường được biết đến với tên gọi Ngôi chùa của 1.000 bóng đèn. Được xây dựng vào năm 1927 bởi nhà sư người Thái tên là Vutthisara, bạn sẽ nhận ra những ảnh hưởng mạnh mẽ của Thái Lan trong phong cách kiến trúc và trang trí của ngôi chùa. Bước vào đây và bạn sẽ chú ý ngay đến bức tượng Phật cao 15 m uy nghi, xung quanh là một dãy đèn dài dường như vô tận.

Muni

Dưới chân tượng có một bức tranh tường miêu tả những cột mốc quan trọng trong cuộc đời Đức Phật. Trong căn phòng phía sau bức tượng là hình ảnh Đức Phật nằm tuyệt đẹp. Hình ảnh uy nghi này không chỉ thu hút các ánh đèn máy ảnh mà kích cỡ thật của bức tượng còn truyền cảm hứng cho không chỉ những người sùng đạo, mà cho bất kỳ ai có thể đánh giá đúng phong cách kiến trúc tuyệt vời của nó.

Thông tin cần thiết
GIỜ MỞ CỬA
Hàng ngày 8h sáng - 4h45 chiều
PHÍ VÀO CỬA
Miễn phí
ĐẶC ĐIỂM
Vào cửa miễn phí, Phù hợp với gia đình
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử, Bản sắc địa phương
DÀNH CHO
Tượng Phật
ĐỊA CHỈ
366 Đường Race Course Singapore 218636
Phone(65) 6294 0714

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Bảo tồn chùa cổ 200 năm ở Singapore

Bảo tồn các giá trị văn hóa cổ và phát huy được các giá trị đó phục vụ cho cuộc sống hiện đại đang là quan tâm lớn của Singapore. Và chùa Việt Hải Thanh, ngôi chùa Triều Châu cổ nhất ở Singapore là một ví dụ.

Mỗi năm, Chính phủ Singapore chi hàng chục triệu USD để trùng tu, nâng cấp các di tích cổ nhằm đưa lại hình ảnh một quốc gia Singapore phát triển, hiện đại nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa. Và các di tích, ngược lại đã và đang đóng góp vào phát triển du lịch cho quốc đảo này. Bài viết sau là những ghi nhận được thực hiện tại chùa Việt Hải Thanh, ngôi chùa Triều Châu cổ nhất ở Singapore.

Đằng sau những tòa cao ốc của Trung tâm tài chính Singapore là một không gian tâm linh đã 200 năm tuổi. Chùa Việt Hải Thanh mang phong cách kiến trúc Triều Châu do chính các thương gia Triều Châu Trung Quốc – những cư dân đầu tiên của Singapore xưa kia xây dựng ở phía Bắc đảo từ những năm 1820.

Chùa Việt Hải Thanh là một trong 100 di tích gắn liền với lịch sử phát triển của quốc gia Singapore. Chính vì lẽ đó mà những năm gần đây, Chính phủ Singapore đã đầu tư rất nhiều để bảo tồn giá trị văn hoá của di tích này.


 Một góc chùa Việt Hải Thanh ở Singapore.

Từ năm 2011, Chính phủ Singapore đã đầu tư 7,5 triệu USD Singapore (khoảng hơn 127 tỷ VND) cho dự án bảo tồn nhằm trả lại cho ngôi chùa vẻ đẹp ban đầu. Chuyên gia bảo tồn Yeo Kang Shua cho biết trước khi tiến hành trùng tu, nhóm chuyên gia đã dành 2 năm để tìm hiểu, nghiên cứu tỉ mỉ về kiến trúc và niên đại của ngôi chùa.

Ông Yeo Kang Shua chia sẻ: “Chúng tôi cần phải tìm hiểu về niên đại của chùa để làm căn cứ trùng tu. Sau khi đã xác định xong niên đại, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về các mẫu hiện vật chạm khắc đá, các cấu trúc vật lý và tiến hành so sánh với các ngôi đền chùa khác mà có cùng niên đại cho dù chùa đó ở Singapore hay ở Trung Quốc. Chúng tôi đã xác định hiện vật nào là cổ, nguyên gốc… và điều này giúp chúng tôi quyết định sẽ trùng tu, phục hồi cái gì”.

Với cách tiếp cận cẩn thận và tỉ mỉ như vậy, dự án đã mời 45 thợ trùng tu di tích đến từ Trung Quốc làm việc trong hai năm để bảo tồn 200 bức tranh và tượng bằng sứ, các điêu khắc gỗ tinh xảo và hệ thống khung rường cột của chùa. Phương pháp tiến hành là bảo tồn được càng nhiều càng tốt, hạn chế tác động đến di tích.

Kiến trúc sư Raymond Woo nói: “Với chúng tôi, vấn đề quan trọng là bảo tồn một cách tốt nhất để ngôi chùa trông giống như trước kia. Ngay cả bức tường bao cũng phục hồi giống gần như trước, vào thời những năm 1800. Chúng tôi cố gắng phục hồi ngôi chùa trở lại thời hoàng kim của nó”.

Vào tháng 3/2014, Chùa Việt Hải Thanh đã chính thức mở cửa trở lại đón khách du lịch và người dân địa phương sau hơn 2 năm trùng tu. Tuy nhiên sau trùng tu, các chuyên gia lưu ý việc bảo trì hết sức quan trọng.

Theo ông Yeo Kang Shua, có 2 điều mà các toà nhà cổ cần hết sức lưu ý trước hết là tránh nước, nước mưa. Bởi đây là việc trùng tu lại toàn bộ nên các chuyên gia đã áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa nước mưa. Thứ hai là phòng ngừa mối mọt với toàn bộ cấu trúc gỗ. Và họ phải tiến hành kiểm tra định kỳ mối mọt.

Nhờ sự trùng tu tỉ mỉ, khoa học mà chùa Việt Hải Thanh vẫn mang hình dạng, kiến trúc ban đầu. Ngôi chùa không chỉ vẫn phát huy được giá trị tâm linh mà còn thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, đóng góp vào phát triển du lịch của Singapore.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Ẩm thực singapore - những món ăn ngon hấp dẫn.

Được coi là thủ đô ẩm thực của Châu Á, ẩm thực Singapore vô cùng phong phú với nhiều món ăn đặc trưng của người Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Peranakan.

Hủ tiếu xào Char Kway Teow


Đây là món ăn “khoái khẩu” của người dân Singapore đấy các bạn ạ! Trước đây, Char kway teow được coi là món ăn của người nghèo bởi khá rẻ, tiện lợi và giàu chất dinh dưỡng. Dần dần, người ta thêm nhiều loại thực phẩm khác nhau khi chế biến món này khiến nó càng trở nên hấp dẫn hơn. Bởi thế, không chỉ người dân Singapore và du khách đến đây đều rất ưa thích món ăn này.

Gỏi rau quả Rojak


Gỏi rau quả Rojak hay còn gọi là salad rau quả Rojak.Rojak theo cách nói của người Malaysia có nghĩa là hỗn hợp đặc biệt thường được sử dụng để mô tả các dân tộc đa ký tự của xã hội Singapore và Malaysia. Với ý nghĩa như vậy, Rojak đã trở thành một món ăn đặc trưng trong ẩm thực đảo quốc. Rojak Singapore gồm có dầu cháo quẩy, mực xào, đậu hủ chiên và trứng bắc thảo, ăn có vị rất độc đáo làm ta nhớ mãi.

Cơm gà Singapore (Hainanese chicken rice)


Có nguồn gốc từ Hải Nam, sau khi du nhập vào Singapore đã có nhiều thay đổi và trở thành món cơm gà Singapore. Điểm nhấn của món cơm gà này chính là cách gà được luộc cùng một số gia vị thơm, cộng thêm mùi hương đặc biệt và nhẹ nhàng của dầu vừng. Cơm được nấu từ nước dung gà nên món cơm rất thơm, béo, ngậy. Bất cứ khu tiệm ăn nào ở Singapore cũng có món này, đơn giản, thuận tiện, với giá khoảng 5 đô Sing, bạn đã có thể thưởng thức món ăn ngon miệng này rồi.

Carrot Cake

Bánh cà rốt là món bánh phổ biển ở Singapore được ăn ở cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Là một trong những món ăn chay lý tưởng, ngoài ra bạn có thể yêu cầu thêm vào hay bỏ bớt một số loại hương vị tùy theo ý thích mà không hề làm mất đi hương vị đặc trưng của bánh. Đây là một món bánh mang đậm tính truyền thống của đảo quốc Sư tử, và cũng là một trong những món ăn khiến cho du khách nhớ mãi không thôi.

Cháo ếch Singapore


Nếu bạn đến Singapore vào những ngày trời mưa phùn, hay se lạnh thì không thể nào không thưởng thức món cháo ếch, Món này thường được dọn ra với 2 nồi đất, một bên là cháo trắng, nồi còn lại là ếch được kho tộ sóng sánh mềm và thơm phức. Cháo trắng ăn nóng kèm theo ếch kho mằn mặn thơm mùi dầu hào, cùng vị cay nồng của hương ớt chắc hẳn sẽ khiến bạn ấm lòng.