Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch bụi singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du lịch bụi singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Hòa mình vào không gian xanh Singapore

Bên cạnh những ưu điểm như an toàn, hiện đại, thân thiện, Singapore còn được nhiều du khách trên thế giới yêu thích nhờ không gian trong lành cùng hệ sinh thái vô cùng đa dạng.

Vườn chim Jurong


Vườn chim Jurong trải rộng trên diện tích 20ha được các nhà thiết kế mô phỏng y hệt môi trường thiên nhiên hoang dã. Nơi cư trú của hơn 9.000 cá theer chim thuộc hơn 600 loài khác nhau này đồng thời được xem là công viên chim lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Cả khu vườn là một công viên với những hồ nước trong vắt, thác nước ầm ào, những thảm cỏ xanh rì, vườn hoa rực rỡ sắc màu... và khu rừng xanh mướt um tùm lá. Bạn chắc chắn sẽ thích thú với thế giới loài chim đa dạng bao gồm: hoàng hạc, trĩ, gà lôi, cò, bồ nông, vẹt, sáo, kéc, thiên nga... bày ra trước mắt. Và sau khi lang thang khắp nơi để thăm thú, bạn có thể ghé đến "Nhà hát trung tâm" để xem chương trình biểu diễn đặc sắc mà diễn viên chính là những cư dân của vườn chim thể hiện.

Kỳ ảo vườn "siêu cây" năng lượng mặt trời


Nếu có dịp thăm khu vườn "siêu cây" năng lượng mặt trời này, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp và khâm phục bởi vẻ đẹp kỳ ảo và tài năng của những kỹ sư ánh sáng. Màn đêm buông xuống là thời điểm khu vườn "tỷ đô" này bắt đầu trình diễn nét độc đáo của mình. Tuy nhiên, điều làm bạn phải bất ngờ hơn là nguồn điện phục vụ cho thắp sáng công viên hoàn toàn nhờ năng lượng mặt trời, được chính những "siêu cây" này tổng hợp vào ban ngày.

Nếu nhìn tổng quan thì những "siêu cây" này khá giống nhau, tuy vậy mỗi cây lại có chức năng khắc nhau, được chia thành các nhóm để tận dụng nước mưa, thông gió, làm mát... Với chiều cao lên tới 50m và tán rộng, những "siêu cây" này không chỉ tạo da năng lượng mà còn có chức năng làm mát cho du khách. Chính vì lẽ đó, công viên luôn mang vẻ kì ảo và cuốn hút du khách tham quan. Thêm vào đó, khu vườn "siêu cây" còn trở nên đặc biệt khi là nơi quy tụ hơn 250.000 loài thực vật quý hiếm trên toàn thế giới.

Vườn cây bách thảo Botanic


Vườn Bách thảo Botanic là một trong những điểm tham quan du khách không thể bỏ qua khi đến Singapore. Đến đây bạn sẽ có cơ hội tránh xa sự hối hả nhộn nhịp của thành phố và tận hưởng một không gian xanh mát thực thụ.

Vườn Bách Thảo Singapore chính là hình ảnh thu nhỏ của những công viên sum suê trên hòn đảo nhiệt đới này. Trải dài trên khu đất rộng 52ha gần trung tâm thành phố, khu vườn trưng bày nhiều bộ sưu tập động thực vật độc đáo, bao gồm: vườn lan quốc gia, vườn gừng, vườn tiến hóa, vườn thiếu nhi... Ngoài việc thưởng thức các chương trình về thực vật và động vật, bạn cũng có thể ăn uống tại những nhà hàng trong khuôn viên vườn, chọn quà lưu niệm, sách và cây cho người thân.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Au Jardin nhà hàng phục vụ các món ăn Pháp

Các quý bà quý cô, hãy nhớ rằng trung tâm này là dành cho quý vị. Với mặt hàng chủ đạo là thời trang dành cho những nữ khách sành điệu, Wisma Atria chính là thiên đường dành cho những người đam mê và yêu thích hàng hiệu.

Tọa lạc tại trung tâm Đại lộ Orchard - một trong những trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất Singapore - Wisma Atria là điểm mua sắm hoàn toàn khác biệt của các tín đồ thời trang. Nơi đây quy tụ gần 100  cửa hiệu khác nhau, từ các cửa hiệu hàng đầu Nhật Bản như Isetan, nhãn hiệu thời trang GAP - cửa hàng chính đầu tiên ở Châu Á ngoài Nhật Bản và Nike - cửa hàng chính đầu tiên tại Singapore.

Atria

Chưa hết. Bạn còn được thỏa thích lựa chọn hàng loạt các nhãn hiệu thời trang quốc tế như Bebe, Cotton On, Dorothy Perkins, Esprit, Forever 21, Gap, Lacoste, Morgan, Ms Selfridge và những nhãn hiệu Singapore được yêu thích như Charles & Keith, GG<5.

Ẩm thực cũng chiếm một vị trí quan trọng tại trung tâm. Nếu yêu thích ẩm thực thường ngày, bạn có thể lựa chọn quán Coffee Star by Dao theo phong cách Thái, hoặc Din Tai Fung, Sakae Sushi và TCC. Bạn cũng có thể nạp năng lượng sau chuyến mua sắm với các món giải khát và tráng miệng tại Häagen-Dazs, Starbucks hoặc Toastbox. Để thưởng thức những món ăn địa phương, bạn có thể đến Food Republic với hơn 25 gian hàng để lựa chọn.

Nếu bạn là tín đồ mua sắm và muốn tìm mua mọi thứ tại một địa điểm, đừng quên đến với Wisma Atria để có một chuyến mua sắm đáng giá.

Thông tin cần thiết

GIỜ MỞ CỬA
Hàng ngày từ 10h sáng – 10h tốiĐến 11h tối vào các ngày 26, 27, 28 tháng 5 & các ngày 3, 4 tháng 6
HẠNG MỤC
Thời trang, Âm nhạc, Cửa hàng bách hóa, Tóc/Sức khỏe/Làm đẹp, Đồ độc
ĐẶC ĐIỂM
Sang trọng, Designer brands (thương hiệu của các nhà thiết kế nổi tiếng)
ĐỊA CHỈ
Wisma Atria,
435 Đại lộ Orchard
Singapore 238877
Phone(65) 6235 8177

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Wisma Atria một thế giới của phái đẹp

Nếu bạn chỉ có thời gian ghé thăm một câu lạc bộ ở Singapore thì hãy đến Zouk. Trong số các câu lạc bộ ban đêm nổi tiếng thế giới ở Singapore, có lẽ chỉ còn Zouk là vẫn giữ những quy định cũng như những yêu cầu vào cửa đối với thanh thiếu niên ở đảo quốc này.

Zouk

Zouk đã thành lập các câu lạc bộ trực thuộc ở các nước lân cận như Malaysia, thậm chí còn có lễ hội nhảy múa của riêng mình là lễ hội ZoukOut ở Sentosa. Zouk gồm ba câu lạc bộ và một quầy rượu cùng một phòng lớn trình diễn nhạc techno và nhạc house. Velvet Underground thì thoải mái và đẳng cấp hơn, còn Phuture dành cho những cảm giác tươi mới và cuồng nhiệt đúng như tên gọi của nó.

Zouk nổi tiếng toàn cầu vì các nghệ sĩ DJ hàng đầu thế giới theo mọi phong cách đều tới đây biểu diễn, từ Carl Cox, Paul Oakenfold đến Chemical Brothers và Primal Scream. Zouk còn tổ chức chương trình kỷ niệm Mambo Jambo nổi tiếng vào các đêm thứ Tư hàng tuần, đó là lý do tại sao bạn nên tận hưởng một đêm tại Zouk.

Thông tin cần thiết

GIỜ MỞ CỬA
Zouk
Thứ Tư, thứ Sáu & thứ Bảy 10h tối đến khuya

Phuture
Thứ Tư, thứ Sáu & thứ Bảy 9h tối đến khuya

Velvet Underground
Thứ Ba - thứ Bảy: 9h tối đến khuya

Quầy rượu
Thứ Hai: 6h chiều - 1h sáng
Thứ Ba: đến thứ Bảy 6h chiều - 3h sáng
PHÍ VÀO CỬA
$40 - $100
KHÔNG KHÍ
Nhóm khách lớn, yến tiệc
THỂ LOẠI ÂM NHẠC
Nhạc Electronica, Trống & Bass, Retro, House, Downtempo
ĐẶC ĐIỂM
Sàn nhảy, DJ
NÊN DÀNH CHO
Các đêm diễn của DJ quốc tế, Mambo Jambo vào Thứ Tư
ĐỊA CHỈ
17 Jiak Kim St Singapore 169420
Phone(65) 6738 2988

Singapore dàn nhạc giao hưởng

Một dàn nhạc chuyên nghiệp toàn thời gian với 96 thành viên, Singapore Dàn nhạc giao hưởng (SSO) là được đánh giá cao trên toàn thế giới là chiếc cầu nối truyền thống âm nhạc ảnh hưởng châu Á và phương Tây. Từ khi thành lập vào năm 1979, SSO đã sản xuất và thực hiện khoảng 50 chương trình giao hưởng một năm theo giai điệu của bán ra khán giả. Và như vậy với một đầy cảm hứng dòng-up, nó hoàn toàn phù hợp khi hùng vĩ Esplanade Concert Hall là địa điểm tổ chức hoạt động nhà hiện tại của nó.

amnhac

Ngoài mê hoặc khán giả với màn trình diễn của họ, SSO cũng đã ghi nhận một số album quốc tế hoan nghênh. Chúng bao gồm các cảnh quan biển công bố gần đây, âm nhạc của Chen Yi, Bright Sheng và Richard Yardumian, cũng như hợp tác với các nghệ sĩ lớn như Gil Shaham và Martin Frost. Xem những gì trên trong chuyến thăm của bạn đến Singapore và tham dự một buổi hòa nhạc để được dỗ dành bằng dàn nhạc có hồn.

ĐỊA CHỈ:
Victoria Concert Hall 11 Empress Place Tầng trệt Singapore 179.558
Điện thoại(65) 6338 1230

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Hệ thống các trường đại học ở Singapore

Các trường đại học tại Singapore đào tao các chương trình cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ…Có 3 loại trường đại học:
  • Đại học công lập,
  • Đại học tư thục;
  • Đại học nước ngoài tại Singapore.
Về tuyển sinh, trong khi việc xin học tại các trường đại học công lập Singapore khá khó khăn, phải thi đầu vào, thì việc tuyển sinh và các trường đại học tư thục và quốc tế tại Singapore khá dễ dàng, dựa trên việc xét kết quả học tập của các bậc học trước đó. Vì vậy, sinh viên Việt Nam có xu hướng chọn các trường tư thục và quốc tế, vì tính linh hoạt trong tuyển sinh đầu vào và cũng vì các cơ hội khác như: chuyển tiếp sang học tại các nước thứ 3, bằng cấp quốc tế…

dai

1/ Đại học công lập: Có 7 trường trong đó 2 trường đại học quốc gia Singapore và đại học công nghệ Nanyang luôn đứng trong TOP 100 trường đại học tốt nhất trên thế giới. Hai trường này cấp bằng Singapore cho sinh viên tốt nghiệp.
2/ Các trường đại học tư thục: Gồm các trường Nghệ thuật – Art Institutes/ tư thục & các trường đại học tư thục đào tạo các chương trình liên kết với nước ngoài, đào tạo liên thông cao đẳng- cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ.
Các trường Nghệ thuật – Art Institutes/ tư thục. Có 3 trường:
Các trường đại học tư thục đào tạo các chương trình liên kết với nước ngoài: Bản thân các trường này không đào tạo bậc cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ mà là các trường đối tác của họ đào tạo ngay tại cơ sở của các trường này tại Singapore và cấp bằng của các trường đối tác. Chương trình đào tạo, giáo viên, quản lý chất lượng giáo dục, cấp bằng…. là do các trường đối tác quản lý. Click vào đây để xem danh sách các trường sau và/ đối tác của họ.

3/ Đại học nước ngoài tại Singapore/ tư thục: Đây là các cơ sở đào tạo của các trường đại học quốc tế đặt ngay tại Singapore, như đại học James Cook, đại học Curtin…Các trường này trực tiếp đào tạo các chương trình của trường mình và cấp bằng cho sinh viên ngay tại Singapore và gồm: các trường đại học, các viện đào tạo và các khoa của các trường đại học.

Các trường đại học (7)
Các viện đào tạo nước ngoài tại Singapore (3)
Các khoa của các trường đại học nước ngoài tại Singapore (2)

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Singapore dàn nhạc giao hưởng

Một dàn nhạc chuyên nghiệp toàn thời gian với 96 thành viên, Singapore Dàn nhạc giao hưởng (SSO) là được đánh giá cao trên toàn thế giới là chiếc cầu nối truyền thống âm nhạc ảnh hưởng châu Á và phương Tây. Từ khi thành lập vào năm 1979, SSO đã sản xuất và thực hiện khoảng 50 chương trình giao hưởng một năm theo giai điệu của bán ra khán giả. Và như vậy với một đầy cảm hứng dòng-up, nó hoàn toàn phù hợp khi hùng vĩ Esplanade Concert Hall là địa điểm tổ chức hoạt động nhà hiện tại của nó.

aamnhac

Ngoài mê hoặc khán giả với màn trình diễn của họ, SSO cũng đã ghi nhận một số album quốc tế hoan nghênh. Chúng bao gồm các cảnh quan biển công bố gần đây, âm nhạc của Chen Yi, Bright Sheng và Richard Yardumian, cũng như hợp tác với các nghệ sĩ lớn như Gil Shaham và Martin Frost. Xem những gì trên trong chuyến thăm của bạn đến Singapore và tham dự một buổi hòa nhạc để được dỗ dành bằng dàn nhạc có hồn.

ĐỊA CHỈ:
Victoria Concert Hall 11 Empress Place Tầng trệt Singapore 179.558
Điện thoại(65) 6338 1230

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Bảo tàng Sáp: Hư mà thật, thật mà hưa

Bảo tàng Sáp Ở Singapore là điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất, bởi vì khi đến đây du khách sẽ chứng kiến cuộc sống của người dân trên quốc đảo này từ mấy thế kỷ về trước cho đến ngày hôm nay. Những tượng người, đồ vật được làm từ sáp rất công phu và tỉ mỉ rất giống như thật, đôi khi chúng còn cử động được làm cho du khách giật mình hoảng sợ nhưng định hình lại thì cảm thấy nó thật là thú vị.


Trước khi tham quan bảo tàng, khách được mời vào căn phòng chiếu phim. Căn phòng nhỏ, ấm áp, bên trên màn hình là chân dung của 4 người đàn ông đại diện cho 4 sắc tộc đang sinh sống tại Singapore gồm: người Trung Hoa, người Mali (Mã Lai), người hồi giáo và người Anh. Khách đang háo hức chờ xem phim, đột nhiên 4 bức chân dung trước mặt cử động. Bằng kỹ xảo phối hợp giữa âm thanh, hình ảnh và ánh sáng, 4 nhân vật lần lượt kể lại câu chuyện về lịch sử hình thành đất nước Singapore và ngành hàng hải thịnh vượng của đất nước này. Minh họa cho câu chuyện của các nhân vật là một bộ phim hoạt hình ngắn tái hiện câu chuyện truyền thuyết về chàng hoàng tử Sang Nila Utama – người đã có công phát hiện và khai phá đảo quốc Singapore. Chuyện kể rằng, chàng hoàng tử Sang Nila Utama trên đường đi qua một vùng biển lạ gặp một cơn cuồng phong. Đúng lúc sóng to gió lớn, tàu sắp chìm, hoàng tử không biết xử trí thế nào bèn quăng chiếc vương miện xuống biển, bất ngờ có một sinh vật lạ đầu sư tử mình cá hiện lên và lập tức trời yên biển lặng. Chàng hoàng tử quyết định ở lại hòn đảo này và đặt tên cho hòn đảo là Singapura (thành phố sư tử). Singapura được ghép từ 2 chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố).


Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, giờ đây đảo quốc Singapore trở thành một đầu mối giao thương cực thịnh, trung tâm trung chuyển hàng hải quan trọng kết nối giữa châu Âu và châu Á. Người dân Singapore luôn tự hào về quá trình xây dựng và phát triển ngành hàng hải quốc gia. Trong quá trình xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc trên đảo quốc này sống hòa quyện với nhau tạo thành một nền văn hóa với nhiều bản sắc độc đáo. Bảo tàng sáp là nơi khắc họa một cách sống động cuộc sống và sinh hoạt của các sắc tộc trên đất nước này từ thuở sơ khai cho đến hiện đại.


Bước vào khu vực trưng bày, tuyệt nhiên không thấy những hiện vật vô hồn nằm im ỉm trong tủ kính như ở các bảo tàng thông thường. Cũng không hề thấy bóng dáng của các hướng dẫn viên tay cầm micro, miệng đọc làu làu những câu thuyết minh đã được soạn sẵn. Chỉ có cỏ cây và những âm thanh tự nhiên của núi rừng. Văng vẳng tiếng chim kêu, cọp gầm, vượn hú… cảm giác rờn rợn như đang lạc vào một khu rừng hoang vắng. Cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi bước vào từng gian trưng bày. Sức hấp dẫn của công nghệ tạo hình sáp ở bảo tàng này được thể hiện qua những bức tượng với màu sắc, kích cỡ và trang phục như người thật, khiến người xem có lúc ngỡ mình đang bước vào thế giới của người xưa. Không có tượng của những chính khách, những nhà khoa học, nhà văn, tài tử, ngôi sao… như ở các bảo tàng sáp của Anh, Pháp. Toàn bộ các gian trưng bày chỉ tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa đời thường của người dân xứ đảo qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi… Một lễ cưới với cô dâu, chú rể đang cúi lạy song thân phụ mẫu; Đêm Trung thu ngập tràn hạnh phúc, bữa cơm giản dị, đầm ấm của một gia đình người Hoa; Cảnh đi săn thú, kéo thuyền, đánh cá rất đời thường của những người đàn ông trên đảo; Cảnh buôn bán hay chơi cờ, xem bói, các tập tục, lễ nghi đầy chất nhân văn của người Ấn Độ, người Mali… Khách vừa chiêm ngưỡng các bức tượng, vừa có thể tham gia vào hoạt động của thế giới người xưa và thoải mái chụp ảnh, ghi hình. Về nhà in ảnh ra xem thật khó để phân biệt được đâu là người thật, đâu là người giả.


Mỗi ngày bảo tàng sáp Singapore thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan. Với giá vé 10 đôla Singapore, mỗi ngày bảo tàng này có thể thu được hàng triệu đô la. Tiền thu vào lớn, dĩ nhiên các khoản dành để trùng tu, tôn tạo và đầu tư mở rộng phát triển cũng không nhỏ. Đó chính là lý do vì sao du khách đến bảo tàng sáp Singapore không có cảm giác nhàm chán, cho dù có trở lại đến lần thứ hai, thứ ba.”

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Khám phá văn hóa đa sắc màu ở Singapore

Singapore từ lâu được coi là "cái nôi" của một nền văn hóa đa dạng, phong phú nhất thế giới.

Nếu như người Ấn độ tự hào có những lễ hội độc đáo, làng Malaysia lại mang đến cho Singapore sự hấp dẫn trong các món ăn vùng miền thì khu người Hoa lại thu hút sự chú ý với hương vị của trà và bánh. Tất cả cùng tạo ra cho "bộ sưu tập" văn hóa của Singapore phong phú và đa dạng. Đến đây, dù ở khu cộng đồng nào thì bạn cũng sẽ không thể nhầm lẫn vì "cá tính" riêng, không bị hòa lẫn ở bất kì hoạt động hay hình thức tín ngưỡng, tôn giáo nào.

Khu tiểu Ấn

Năm 1819, người người tiếu Ấn đã đến định cư tại Singapore và đến nay khu tiếu Ấn này đã đem đến cho đất nước Singapore "bộ mặt" mới ở phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc. Đến thăm nơi đây, bạn sẽ được thưởng thức không gian lễ hội, đồ thủ công, trang sức truyền thống hay những món ăn ngon. Lễ hội Ánh sáng được tổ chức vào tháng 10, tháng 11 là lễ hội lớn của người Ấn, thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan mỗi năm. Vào dịp này, những ngôi đền được trang trí đặc biệt, những con đường, ngõ phố nhộn nhịp, lung linh sắc màu bởi ánh sáng chiếu khắp nơi. Bạn cũng sẽ được tận mắt chứng kiến những sản phẩm thủ công do chính người Ấn làm ra công phu và tài hoa.


Chinatown

Khu Phố Tàu được chia ra thành bốn khu phố chính: Kreta Ayer, Telok Ayer, Tanjong Pagar và Bukit Pasohmỗi khu phố đều có những đặc trưng riêng. Ở đây có nhiều tiệm buôn có từ thời tiền chiến và là nơi sinh sống của những thương nhân bán hàng hoá trong nhiều thập kỷ như vải lụa, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, trang sức bằng vàng và ngọc bích. Trung tâm của người Trung Hoa thu hút bởi những ngôi nhà theo lối kiến trúc xưa và mới, được trang trí lung linh in đậm văn hóa người Hoa mà đặt chân đến đây bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Du khách sẽ tha hồ khám phá ẩm thực Trung Hoa trong những tiệm bánh nổi tiếng như Tong Heng Oriental Pastry trên Đường South Bridge, quán trà Kwong Chen trên Phố Sago, các hàng bán rong và những quán bar phong cách dọc Phố Club...


Làng Malaysia Geylang Serai

Là trung tâm văn hóa của người Malaysia ở Singapore, đến đây bạn sẽ được thấy những sản phẩm truyền thống do chính họ tạo ra, thưởng thức món bánh hay ngắm nhìn những đồ thủ công độc đáo như nghệ thuật vẽ tranh, làm diều...một điều không thể bỏ qua khi đến đây, bạn sẽ được đến không gian ẩm thực và được thưởng thức như trà teh tarik, bánh kuihs hay thưởng món cơm trộn kiểu Mã Lai nasi padang.


Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Bảo tàng Sáp: Hư mà thật, thật mà hư

Bảo tàng Sáp Ở Singapore là điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất, bởi vì khi đến đây du khách sẽ chứng kiến cuộc sống của người dân trên quốc đảo này từ mấy thế kỷ về trước cho đến ngày hôm nay. Những tượng người, đồ vật được làm từ sáp rất công phu và tỉ mỉ rất giống như thật, đôi khi chúng còn cử động được làm cho du khách giật mình hoảng sợ nhưng định hình lại thì cảm thấy nó thật là thú vị.


Trước khi tham quan bảo tàng, khách được mời vào căn phòng chiếu phim. Căn phòng nhỏ, ấm áp, bên trên màn hình là chân dung của 4 người đàn ông đại diện cho 4 sắc tộc đang sinh sống tại Singapore gồm: người Trung Hoa, người Mali (Mã Lai), người hồi giáo và người Anh. Khách đang háo hức chờ xem phim, đột nhiên 4 bức chân dung trước mặt cử động. Bằng kỹ xảo phối hợp giữa âm thanh, hình ảnh và ánh sáng, 4 nhân vật lần lượt kể lại câu chuyện về lịch sử hình thành đất nước Singapore và ngành hàng hải thịnh vượng của đất nước này. Minh họa cho câu chuyện của các nhân vật là một bộ phim hoạt hình ngắn tái hiện câu chuyện truyền thuyết về chàng hoàng tử Sang Nila Utama – người đã có công phát hiện và khai phá đảo quốc Singapore. Chuyện kể rằng, chàng hoàng tử Sang Nila Utama trên đường đi qua một vùng biển lạ gặp một cơn cuồng phong. Đúng lúc sóng to gió lớn, tàu sắp chìm, hoàng tử không biết xử trí thế nào bèn quăng chiếc vương miện xuống biển, bất ngờ có một sinh vật lạ đầu sư tử mình cá hiện lên và lập tức trời yên biển lặng. Chàng hoàng tử quyết định ở lại hòn đảo này và đặt tên cho hòn đảo là Singapura (thành phố sư tử). Singapura được ghép từ 2 chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố).


Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, giờ đây đảo quốc Singapore trở thành một đầu mối giao thương cực thịnh, trung tâm trung chuyển hàng hải quan trọng kết nối giữa châu Âu và châu Á. Người dân Singapore luôn tự hào về quá trình xây dựng và phát triển ngành hàng hải quốc gia. Trong quá trình xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc trên đảo quốc này sống hòa quyện với nhau tạo thành một nền văn hóa với nhiều bản sắc độc đáo. Bảo tàng sáp là nơi khắc họa một cách sống động cuộc sống và sinh hoạt của các sắc tộc trên đất nước này từ thuở sơ khai cho đến hiện đại.


Bước vào khu vực trưng bày, tuyệt nhiên không thấy những hiện vật vô hồn nằm im ỉm trong tủ kính như ở các bảo tàng thông thường. Cũng không hề thấy bóng dáng của các hướng dẫn viên tay cầm micro, miệng đọc làu làu những câu thuyết minh đã được soạn sẵn. Chỉ có cỏ cây và những âm thanh tự nhiên của núi rừng. Văng vẳng tiếng chim kêu, cọp gầm, vượn hú… cảm giác rờn rợn như đang lạc vào một khu rừng hoang vắng. Cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi bước vào từng gian trưng bày. Sức hấp dẫn của công nghệ tạo hình sáp ở bảo tàng này được thể hiện qua những bức tượng với màu sắc, kích cỡ và trang phục như người thật, khiến người xem có lúc ngỡ mình đang bước vào thế giới của người xưa. Không có tượng của những chính khách, những nhà khoa học, nhà văn, tài tử, ngôi sao… như ở các bảo tàng sáp của Anh, Pháp. Toàn bộ các gian trưng bày chỉ tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa đời thường của người dân xứ đảo qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi… Một lễ cưới với cô dâu, chú rể đang cúi lạy song thân phụ mẫu; Đêm Trung thu ngập tràn hạnh phúc, bữa cơm giản dị, đầm ấm của một gia đình người Hoa; Cảnh đi săn thú, kéo thuyền, đánh cá rất đời thường của những người đàn ông trên đảo; Cảnh buôn bán hay chơi cờ, xem bói, các tập tục, lễ nghi đầy chất nhân văn của người Ấn Độ, người Mali… Khách vừa chiêm ngưỡng các bức tượng, vừa có thể tham gia vào hoạt động của thế giới người xưa và thoải mái chụp ảnh, ghi hình. Về nhà in ảnh ra xem thật khó để phân biệt được đâu là người thật, đâu là người giả.


Mỗi ngày bảo tàng sáp Singapore thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan. Với giá vé 10 đôla Singapore, mỗi ngày bảo tàng này có thể thu được hàng triệu đô la. Tiền thu vào lớn, dĩ nhiên các khoản dành để trùng tu, tôn tạo và đầu tư mở rộng phát triển cũng không nhỏ. Đó chính là lý do vì sao du khách đến bảo tàng sáp Singapore không có cảm giác nhàm chán, cho dù có trở lại đến lần thứ hai, thứ ba.”

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Xem phim màn ảnh rộng ở sân bay Changi

Sân bay Changi ở Singapore là điểm đến, điểm quá cảnh quen thuộc của du khách Việt Nam, nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa biết hết những tiện ích phong phú của sân bay này trên hành trình du lịch và khám phá.

                                                Sân bay Changi là một khi mua sắm lớn

Đi lại bằng máy bay thường xuyên nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa tận dụng hết tất cả các tiện ích và dịch vụ tại sân bay Changi, nhất là kể từ năm 2008 tại đây có hai rạp chiếu phim miễn phí màn ảnh rộng phục vụ hành khách 24 giờ mỗi ngày. Không rõ hành khách Việt Nam đến Singapore biết thông tin này rồi có tranh thủ xem phim “chùa” không bởi theo khảo sát mới đây của trang web tìm kiếm về du lịch Skyscanner với khoảng 10.000 hành khách trên toàn thế giới, gần nửa số người được hỏi cho biết điều làm họ thích thú nhất khi có mặt ở sân bay Changi là được xem phim (49%), kế đó mới đến chỗ ngả lưng (sleep pod – 36%), đọc sách (32%), công viên cây xanh (31%), mỹ phẩm (30%), sân chơi cho trẻ em (21%), hồ bơi (20%), phòng tập thể hình (15%)…

                                                             Rạp phim “chùa” ở Changi

Nhưng nhiều người Singapore đến Changi không chỉ để làm thủ tục lên máy bay, đón-tiễn bạn bè người thân hay để xem phim miễn phí mà chủ yếu để mua sắm. Một trong những yếu tố hấp dẫn ở sân bay Changi là hầu hết các cửa hàng bán lẻ ở khu vực công cộng phía ngoài ba nhà ga (terminal) đều được miễn 7% thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Các quầy hàng bán đồ ăn nước uống (F&B) hay dịch vụ chăm sóc cá nhân như tiệm làm tóc vẫn thu thuế GST nhưng các nhà hàng thì phải phục vụ nước lọc miễn phí nếu thực khách yêu cầu.

                                                                   Phục vụ 24/24

Với tổng diện tích 75.000 mét vuông, tương đương 10 sân bóng đá và hơn 330 cửa hàng bán lẻ và dịch vụ cùng với 120 quầy hàng F&B, Changi giờ đây không chỉ là sân bay mà đã trở thành khu mua sắm lớn thứ nhì Singapore (chỉ sau VivoCity). Theo công bố chính thức của tập đoàn sân bay Changi (CAG), doanh số bán lẻ tại Changi trong năm ngoái đạt 1,8 tỉ đô la Singapore, tăng 12% so với năm 2011 – chiếm 50% tổng doanh thu của CAG. Điều này có được là nhờ số lượng hành khách đến sân bay Changi hàng năm đều tăng với 51 triệu hành khách trong năm 2012, tăng 10% so với năm 2011 (46,5 triệu).

                                       Staff canteen là khu ăn uống giá rẻ ngay trong sân bay

Theo bà Ivy Wong, Phó giám đốc về cho thuê mặt bằng của CAG, việc phát triển các hoạt động kinh doanh nói trên có vai trò rất quan trọng đối với sân bay bởi chúng giúp trang trải các chi phí về tiện ích và dịch vụ hàng không. Bà nói với nhật báo The Straits Times (TST): “Điều này cũng giúp duy trì phí dịch vụ hàng không (aeronautical charges) của Singapore ở mức cạnh tranh và củng cố vị thế của sân bay này như trung tâm đầu mối về hàng không.”

                    Các món ăn trong staff canteen có giá tương đương các khu ẩm thực trong thành phố

Shaik Rahman, Giám đốc điều hành khu giải trí game Zone X ở Changi cho biết CAG luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi hay sự kiện nhằm lôi kéo người đến đến các nhà ga và nhờ đó lưu lượng người mua sắm tăng theo. Theo bà Wong người mua không lo bị chặt chém vì CAG quy định các thương hiệu không được bán giá cao hơn giá các cửa hàng bán lẻ khác trong thành phố.

                                                         Nơi nghỉ ngơi trong sân bay

Mua sắm ở sân bay nay đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Singapore. Người ta còn đến đây để thư giãn, thưởng ngoạn cảnh máy bay hạ cánh hay cất cánh, ăn uống, gặp gỡ bạn bè. Các cửa hàng ăn nhanh như McDonald’s hay Burger King là nơi cho trẻ em vui chơi và học sinh tụ tập học nhóm. Changi ở phía Đông nhưng có nhiều người dân ở phía Tây cũng không ngần ngại quãng đường xa hai đầu đảo quốc để tận hưởng bầu không khí tưng bừng và nhộn nhịp ở sân bay. Một trong những người đó là ông Siva Subramaniam, 42 tuổi, cư dân vùng Bukit Batok ở phía Tây Bắc Singapore. Ông cho biết: “Hai đứa con trai của tôi, đứa 13 tuổi, đứa 9 tuổi đều yêu sân bay nên gia đình chúng tôi mỗi tháng ra Changi chơi ít nhất một lần. Mỗi lần chúng tôi ra là Changi có một cái gì mới cho chúng tôi xem hay tham gia”.

                                                                  Hồ bơi ở sân bay Changi

Du khách hạng sang hay du lịch “bụi” đến sân bay Changi cũng sẽ được hưởng nhiều tiện ích hay dịch vụ miễn phí hay giá rẻ như có thể nằm chợp mắt cả ngày, tắm rửa, bơi lội… Ai quá cảnh Singapore hơn 5 tiếng đồng hồ sẽ được cấp giấy phép đặc biệt rời sân bay để tham gia chương trình tham quan thành phố, khám phá thiên nhiên, tận hưởng các món ăn ngon hay chương trình giải trí đặc sắc. Những ai không thích đi ra ngoài tham quan, giải trí hay mua sắm thì có thể ở trong sân bay tản bộ trong những khu vườn không gian mở. Khi bụng đói họ không nhất thiết phải vào nhà hàng mà có thể đến căng-tin dành cho nhân viên làm việc ở sân bay. Nơi đây có mức giá tương tự các khu ăn uống bình dân với chất lượng không thua kém, tuy nhiên, họ phải trả mắc hơn nhân viên sân bay khoảng vài chục xu cho một phần ăn hay nước uống.

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Xem phim màn ảnh rộng ở sân bay Changi

Sân bay Changi ở Singapore là điểm đến, điểm quá cảnh quen thuộc của du khách Việt Nam, nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa biết hết những tiện ích phong phú của sân bay này trên hành trình du lịch và khám phá.

                                                Sân bay Changi là một khi mua sắm lớn

Đi lại bằng máy bay thường xuyên nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa tận dụng hết tất cả các tiện ích và dịch vụ tại sân bay Changi, nhất là kể từ năm 2008 tại đây có hai rạp chiếu phim miễn phí màn ảnh rộng phục vụ hành khách 24 giờ mỗi ngày. Không rõ hành khách Việt Nam đến Singapore biết thông tin này rồi có tranh thủ xem phim “chùa” không bởi theo khảo sát mới đây của trang web tìm kiếm về du lịch Skyscanner với khoảng 10.000 hành khách trên toàn thế giới, gần nửa số người được hỏi cho biết điều làm họ thích thú nhất khi có mặt ở sân bay Changi là được xem phim (49%), kế đó mới đến chỗ ngả lưng (sleep pod – 36%), đọc sách (32%), công viên cây xanh (31%), mỹ phẩm (30%), sân chơi cho trẻ em (21%), hồ bơi (20%), phòng tập thể hình (15%)…

                                                             Rạp phim “chùa” ở Changi

Nhưng nhiều người Singapore đến Changi không chỉ để làm thủ tục lên máy bay, đón-tiễn bạn bè người thân hay để xem phim miễn phí mà chủ yếu để mua sắm. Một trong những yếu tố hấp dẫn ở sân bay Changi là hầu hết các cửa hàng bán lẻ ở khu vực công cộng phía ngoài ba nhà ga (terminal) đều được miễn 7% thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Các quầy hàng bán đồ ăn nước uống (F&B) hay dịch vụ chăm sóc cá nhân như tiệm làm tóc vẫn thu thuế GST nhưng các nhà hàng thì phải phục vụ nước lọc miễn phí nếu thực khách yêu cầu.

                                                                   Phục vụ 24/24

Với tổng diện tích 75.000 mét vuông, tương đương 10 sân bóng đá và hơn 330 cửa hàng bán lẻ và dịch vụ cùng với 120 quầy hàng F&B, Changi giờ đây không chỉ là sân bay mà đã trở thành khu mua sắm lớn thứ nhì Singapore (chỉ sau VivoCity). Theo công bố chính thức của tập đoàn sân bay Changi (CAG), doanh số bán lẻ tại Changi trong năm ngoái đạt 1,8 tỉ đô la Singapore, tăng 12% so với năm 2011 – chiếm 50% tổng doanh thu của CAG. Điều này có được là nhờ số lượng hành khách đến sân bay Changi hàng năm đều tăng với 51 triệu hành khách trong năm 2012, tăng 10% so với năm 2011 (46,5 triệu).

                                       Staff canteen là khu ăn uống giá rẻ ngay trong sân bay

Theo bà Ivy Wong, Phó giám đốc về cho thuê mặt bằng của CAG, việc phát triển các hoạt động kinh doanh nói trên có vai trò rất quan trọng đối với sân bay bởi chúng giúp trang trải các chi phí về tiện ích và dịch vụ hàng không. Bà nói với nhật báo The Straits Times (TST): “Điều này cũng giúp duy trì phí dịch vụ hàng không (aeronautical charges) của Singapore ở mức cạnh tranh và củng cố vị thế của sân bay này như trung tâm đầu mối về hàng không.”

                    Các món ăn trong staff canteen có giá tương đương các khu ẩm thực trong thành phố

Shaik Rahman, Giám đốc điều hành khu giải trí game Zone X ở Changi cho biết CAG luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi hay sự kiện nhằm lôi kéo người đến đến các nhà ga và nhờ đó lưu lượng người mua sắm tăng theo. Theo bà Wong người mua không lo bị chặt chém vì CAG quy định các thương hiệu không được bán giá cao hơn giá các cửa hàng bán lẻ khác trong thành phố.

                                                         Nơi nghỉ ngơi trong sân bay

Mua sắm ở sân bay nay đã trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Singapore. Người ta còn đến đây để thư giãn, thưởng ngoạn cảnh máy bay hạ cánh hay cất cánh, ăn uống, gặp gỡ bạn bè. Các cửa hàng ăn nhanh như McDonald’s hay Burger King là nơi cho trẻ em vui chơi và học sinh tụ tập học nhóm. Changi ở phía Đông nhưng có nhiều người dân ở phía Tây cũng không ngần ngại quãng đường xa hai đầu đảo quốc để tận hưởng bầu không khí tưng bừng và nhộn nhịp ở sân bay. Một trong những người đó là ông Siva Subramaniam, 42 tuổi, cư dân vùng Bukit Batok ở phía Tây Bắc Singapore. Ông cho biết: “Hai đứa con trai của tôi, đứa 13 tuổi, đứa 9 tuổi đều yêu sân bay nên gia đình chúng tôi mỗi tháng ra Changi chơi ít nhất một lần. Mỗi lần chúng tôi ra là Changi có một cái gì mới cho chúng tôi xem hay tham gia”.

                                                                  Hồ bơi ở sân bay Changi

Du khách hạng sang hay du lịch “bụi” đến sân bay Changi cũng sẽ được hưởng nhiều tiện ích hay dịch vụ miễn phí hay giá rẻ như có thể nằm chợp mắt cả ngày, tắm rửa, bơi lội… Ai quá cảnh Singapore hơn 5 tiếng đồng hồ sẽ được cấp giấy phép đặc biệt rời sân bay để tham gia chương trình tham quan thành phố, khám phá thiên nhiên, tận hưởng các món ăn ngon hay chương trình giải trí đặc sắc. Những ai không thích đi ra ngoài tham quan, giải trí hay mua sắm thì có thể ở trong sân bay tản bộ trong những khu vườn không gian mở. Khi bụng đói họ không nhất thiết phải vào nhà hàng mà có thể đến căng-tin dành cho nhân viên làm việc ở sân bay. Nơi đây có mức giá tương tự các khu ăn uống bình dân với chất lượng không thua kém, tuy nhiên, họ phải trả mắc hơn nhân viên sân bay khoảng vài chục xu cho một phần ăn hay nước uống.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Khu nghỉ dưỡng Resorts World Sentosa

Resorts World Sentosa là điểm đến không thể bỏ qua tại châu Á, mang đến một thế giới hoàn toàn mới với những trải nghiệm thực sự tuyệt vời cho du khách.

Resorts World Sentosa là khu nghỉ dưỡng đồng bộ đầu tiên tại đảo Sentosa, cùng với nhiều điểm tham quan thú vị như Universal Studios Singapore® và FestiveWalk™, và công viên hải dương sắp khánh thành Marine Life Park™. Bạn chỉ có thể tìm thấy Trò chơi Live The Movies™ tại những điểm tham quan đặc biệt ở Universal Studios Singapore®. Đây là công viên theo chủ đề phim Hollywood đầu tiên trong khu vực. Hãy đến và tận hưởng các trò chơivà điểm du lịch theo chủ đề phim độc đáo của Singapore.

sentosa

Các chương trình vũ đạo 24/7 trên sân khấu thực sự là những chương trình biểu diễn và giải trí tuyệt vời nhất trên thế giới. Một số chương trình biểu diễn công chúng miễn phí gồm có Lake of Dreams™ – một chương trình nhạc kịch hoành tráng độc đáo và Crane Dance – tác phẩm mang đến cho khán giả câu chuyện tình yêu của đôi sếu rối điện tử lớn nhất thế giới thông qua hiệu ứng đa phương tiện của ánh sáng, âm thanh, tia nước và pháo hoa.

Những người yêu thích cuộc sống dưới nước có thể đến khám phá Công viên hải dương Marine Life Park ngay tại khu nghỉ dưỡng tích hợp này. Bạn sẽ kinh ngạc trước công trình kiến trúc tuyệt vời của công viên – nơi có bể cá biển lớn nhất thế giới cùng sông nhiệt đới nhân tạo dài nhất thế giới. Nếu là người yêu thích phiêu lưu dưới đáy đại dương, chắc chắn bạn sẽ rất thích thú khi được tham quan Bảo Tàng Maritime Xperiential Museum™. Tại nhà hát đa giác quan 4D đầu tiên trên thế giới, bạn sẽ được phiêu lưu trên chiếc tàu hướng về miền đất Ả Rập và trải nghiệm cảm giác đắm tàu khi tàu đi ngang qua giông tố.

Với vô số thứ có thể tìm thấy tại đây, bạn sẽ mặc sức tưởng tượng khi thực hiện chuyến phiêu lưu của mình tại Resorts World Sentosa. Khu nghỉ dưỡng phức hợp đẳng cấp thế giới này sẽ là điểm đến lý tưởng, nơi mọi người có thể hội tụ để cùng trải nghiệm cảm giác di chuyển và lưu lại những ký ức tươi đẹp. Hãy đến và khám phá hàng triệu khoảnh khắc đáng giá, tất cả trong một thế giới duy nhất.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Bảo tàng và đền thờ Phật Nha Tự

Bảo tàng và Đền thờ Phật Nha Tự là một công trình tưởng niệm tọa lạc tại khu Chinatown, là nơi thường xuyên tổ chức những cuộc triển lãm về nghệ thuật tôn giáo của Singapore. Chùa cũng là nơi đặt ngôi tháp được làm từ 320 kg vàng do các tăng ni, phật tử quyên tặng và là một nơi thờ phụng thiêng liêng của các Phật tử.


Aphat

Chùa được thiết kế bởi Hòa thượng Shi Fa Zhao với sự cố vấn từ các chuyên gia trong và ngoài nước. Thiết kế tuyệt mỹ của công trình dựa trên các yếu tố lịch sử của Nhà Đường và kiểu bố trí Mandala của Phật giáo, trong đó Mandala đại diện cho quan niệm “vũ trụ vạn vật” của nhà Phật. Đến với công trình, du khách sẽ được khám phá rất nhiều điều thú vị liên quan đến cả hai lĩnh vực nghệ thuật và tôn giáo. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra tính xác thực của các cổ vật đã được tìm thấy ở đây. Những địa điểm đặc sắc khác có thể tham quan tại đây là Bảo tàng Văn hóa Đạo Phật, Bảo tàng Eminent Sangha, Tripitaka Chamber và một Nhà hát tổ chức các buổi diễn, các bài nói chuyện hay chiếu phim về văn hóa.

Thông tin cần thiết:

GIỜ MỞ CỬA

Xem Phật Nha Tự
Hàng ngày, 9h sáng - 6h chiều
Bảo tàng Văn hóa Đạo Phật và Viện Relic Chamber
Hàng ngày, 8h sáng - 6h chiều
Bảo tàng Eminent Sangha Hàng ngày, 7h sáng - 7h tối
WEBSITE
http://www.btrts.org.sg/
PHÍ VÀO CỬA
Miễn phí
ĐẶC ĐIỂM
Vào cửa tự do, Phù hợp với gia đình, Tham quan & Khám phá, Buổi sáng, Buổi chiều
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử, Bản sắc địa phương
DÀNH CHO
Bảo tàng Văn hóa Đạo Phật, Bảo tàng Eminent Sangha, Tripitaka Chamber
ĐỊA CHỈ
288 Đường South Bridge Singapore058840
Phone(65) 6220 0220

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Nhà hàng Cơm gà Hải Nam Thiên Thiên ở Singapore

Ở Singapore, chính phủ hợp nhất những người bán hàng rong vào các trung tâm ẩm thực. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho người dân dễ bán mà còn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho cả người ăn. Đến Singapore, du khách sẽ rất an tâm về chất lượng vệ sinh trong ẩm thực, mà không phải lo lắng về bao tử.

Chắc hẳn bạn đã nghe về món cơm gà và món lạc xà (laska) – món bún nổi tiếng của Singapore. Nên trong phần giới thiệu về ẩm thực đường phố kỳ này của Singapore, xin giới thiệu đến bạn đọc 5 món ăn đường phố khoái khẩu khác, theo gợi ý của trang PBS.

Gỏi cá sống / Yusheng

Yusheng có nghĩa là cá sống, nhưng món ăn này theo phong cách Triều Châu. Thường được mô tả như một phiên bản khác của món Carpaccio (cá sống thái lát mỏng, tưới dầu ô liu và để thật lạnh trước khi ăn) của Singapore.

1
Món gỏi cá sống Yusheng

Bánh gạo nước / Chwee Kueh

Chwee Kueh nghĩa là bánh gạo nước, làm bằng nước và bột gạo, hấp trên hộp thiếc nhỏ. Chúng mịn và mượt, trên cùng của bánh là củ cải chiên và tương ớt, thường được dùng như bữa ăn nhẹ.
Mỗi đầu bếp sẽ có bí quyết riêng để bánh gạo mượt mịn.

2
Bánh gạo nước Chwee Kueh
Mì trứng / Lor Mee

Được làm theo phong cách mì Phúc Kiến, Lor Mee là một món ăn cổ điển của Singapore. Một bát mì trứng ngon lành bao phủ rau húng với bánh cá và thịt heo.

Thoạt nhìn, bạn có thể thấy món Mì Lor Mee chẳng ngon lành gì cả. Nhưng đừng để bề ngoài của nó đánh lừa bởi một khi nếm qua hương vị xốt đen đậm đà của nó, bạn sẽ mãi nhớ... nửa đời.
Nước tương đen đậm đà thường chính là yếu tố quyết định bát mì Lor Mee thuộc loại thường hay loại hảo hạng, và nước tương này được chế bằng cách hầm hỗn hợp xương heo, trứng và các gia vị. Đôi khi người ta cũng sử dụng khoai tây hoặc bột ngô để làm sệt thêm cho món tương này.

3
Món Mỳ Trướng Lor Mee
Rojak

Rojak là một trong những món ăn tiêu biểu của đất nước Singapore. Rojak trong tiếng Mã Lai có nghĩa là sự pha trộn, là món salad rau và trái cây truyền thống được dùng phổ biến như món khai vị.

4
Rojak Một trong những món ăn tiêu biểu của Singapore
Popiah

Popiah đến với Singapore bởi người nhập cư Triều Châu. Đó là một loại bánh crepe mỏng được phủ đầy hải sản, thịt và rau quả trước khi được cuộn lại như chả giò.

5

Nguyên liệu chính của popiah là tôm, thịt heo băm nhỏ, trứng, jicama, rau om, tỏi chiên, và nước xốt.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Bảo tàng Sáp: Hư mà thật, thật mà hư

Bảo tàng Sáp Ở Singapore là điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất, bởi vì khi đến đây du khách sẽ chứng kiến cuộc sống của người dân trên quốc đảo này từ mấy thế kỷ về trước cho đến ngày hôm nay. Những tượng người, đồ vật được làm từ sáp rất công phu và tỉ mỉ rất giống như thật, đôi khi chúng còn cử động được làm cho du khách giật mình hoảng sợ nhưng định hình lại thì cảm thấy nó thật là thú vị.


Trước khi tham quan bảo tàng, khách được mời vào căn phòng chiếu phim. Căn phòng nhỏ, ấm áp, bên trên màn hình là chân dung của 4 người đàn ông đại diện cho 4 sắc tộc đang sinh sống tại Singapore gồm: người Trung Hoa, người Mali (Mã Lai), người hồi giáo và người Anh. Khách đang háo hức chờ xem phim, đột nhiên 4 bức chân dung trước mặt cử động. Bằng kỹ xảo phối hợp giữa âm thanh, hình ảnh và ánh sáng, 4 nhân vật lần lượt kể lại câu chuyện về lịch sử hình thành đất nước Singapore và ngành hàng hải thịnh vượng của đất nước này. Minh họa cho câu chuyện của các nhân vật là một bộ phim hoạt hình ngắn tái hiện câu chuyện truyền thuyết về chàng hoàng tử Sang Nila Utama – người đã có công phát hiện và khai phá đảo quốc Singapore. Chuyện kể rằng, chàng hoàng tử Sang Nila Utama trên đường đi qua một vùng biển lạ gặp một cơn cuồng phong. Đúng lúc sóng to gió lớn, tàu sắp chìm, hoàng tử không biết xử trí thế nào bèn quăng chiếc vương miện xuống biển, bất ngờ có một sinh vật lạ đầu sư tử mình cá hiện lên và lập tức trời yên biển lặng. Chàng hoàng tử quyết định ở lại hòn đảo này và đặt tên cho hòn đảo là Singapura (thành phố sư tử). Singapura được ghép từ 2 chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố).


Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, giờ đây đảo quốc Singapore trở thành một đầu mối giao thương cực thịnh, trung tâm trung chuyển hàng hải quan trọng kết nối giữa châu Âu và châu Á. Người dân Singapore luôn tự hào về quá trình xây dựng và phát triển ngành hàng hải quốc gia. Trong quá trình xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc trên đảo quốc này sống hòa quyện với nhau tạo thành một nền văn hóa với nhiều bản sắc độc đáo. Bảo tàng sáp là nơi khắc họa một cách sống động cuộc sống và sinh hoạt của các sắc tộc trên đất nước này từ thuở sơ khai cho đến hiện đại.


Bước vào khu vực trưng bày, tuyệt nhiên không thấy những hiện vật vô hồn nằm im ỉm trong tủ kính như ở các bảo tàng thông thường. Cũng không hề thấy bóng dáng của các hướng dẫn viên tay cầm micro, miệng đọc làu làu những câu thuyết minh đã được soạn sẵn. Chỉ có cỏ cây và những âm thanh tự nhiên của núi rừng. Văng vẳng tiếng chim kêu, cọp gầm, vượn hú… cảm giác rờn rợn như đang lạc vào một khu rừng hoang vắng. Cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi bước vào từng gian trưng bày. Sức hấp dẫn của công nghệ tạo hình sáp ở bảo tàng này được thể hiện qua những bức tượng với màu sắc, kích cỡ và trang phục như người thật, khiến người xem có lúc ngỡ mình đang bước vào thế giới của người xưa. Không có tượng của những chính khách, những nhà khoa học, nhà văn, tài tử, ngôi sao… như ở các bảo tàng sáp của Anh, Pháp. Toàn bộ các gian trưng bày chỉ tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa đời thường của người dân xứ đảo qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi… Một lễ cưới với cô dâu, chú rể đang cúi lạy song thân phụ mẫu; Đêm Trung thu ngập tràn hạnh phúc, bữa cơm giản dị, đầm ấm của một gia đình người Hoa; Cảnh đi săn thú, kéo thuyền, đánh cá rất đời thường của những người đàn ông trên đảo; Cảnh buôn bán hay chơi cờ, xem bói, các tập tục, lễ nghi đầy chất nhân văn của người Ấn Độ, người Mali… Khách vừa chiêm ngưỡng các bức tượng, vừa có thể tham gia vào hoạt động của thế giới người xưa và thoải mái chụp ảnh, ghi hình. Về nhà in ảnh ra xem thật khó để phân biệt được đâu là người thật, đâu là người giả.


Mỗi ngày bảo tàng sáp Singapore thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan. Với giá vé 10 đôla Singapore, mỗi ngày bảo tàng này có thể thu được hàng triệu đô la. Tiền thu vào lớn, dĩ nhiên các khoản dành để trùng tu, tôn tạo và đầu tư mở rộng phát triển cũng không nhỏ. Đó chính là lý do vì sao du khách đến bảo tàng sáp Singapore không có cảm giác nhàm chán, cho dù có trở lại đến lần thứ hai, thứ ba.”