Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Quán ăn ngon Singapore Downtown line

Khu vực Downtown là khu vực chắc chắn các bạn sẽ tới khi đi du lịch Singapore. Đây là tuyến tàu điện ngầm trung tâm, từ Bugis đi Chinatown, nơi tập trung nhiều điểm thăm quan nổi tiếng của Sing như Maria Bay Sand, khu mua sắm Bugis, khu Chinatown, vòng quay Singapore Flyer v.v.v

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số nhà hàng quán ăn ngon Singapore dọc theo tuyến tàu điện ngầm Downtown line stage 1 ở Singapore, tuyến tàu điện ngầm trung tâm, từ Bugis đi Chinatown, bạn nào đi Singapore chắc chắn sẽ phải tạt qua khu vực này ít nhất 1 lần, bởi dọc trên Line này có Maria Bay Sand, khu mua sắm Bugis, hay khu Chinatown.


Nói thêm về tuyến MRT Downtown line 1 Singapore

Singapore khai trương tuyến Downtown Line 1 vào 21/12/2013, cũng mới gần đây. Trong đó có 6 stations: DT14 Bugis, DT15 Promenade, DT16 Bayfront, DT17 Downtown, DT18 Telok Ayer, và DT19 Chinatown. Tuyến này giao với Line Xanh East west line ở DT14 Bugis và North East line ở DT19 Chinatown. Và giờ ta vào phần chính luôn

Nhà hàng Món ngon Singapore gần Downtown Line 1

Gần DT14 Bugis có gì?

Khu Bugis đã quá nổi tiếng với những tín đồ Shopping, ngoài mua sắm bạn cũng có thể dễ dàng khám phá khu Kampong Glam & Haji Lane (khu vực của cộng đồng người Malay và các tín đồ Hồi giáo), hoặc tới Thư viện Quốc gia Singapore.

Nhà hàng nên đến là Artichoke Cafe & Bar (Atisô Cafe & Bar), với khoảng cách 10 phút đi bộ từ Ga Bugis DT14. Quán phục vụ với các thực khách ăn sáng muộn và ăn tối (brunch & dinner).

Thông tin địa chỉ

Artichoke Cafe & Bar


Gần DT15 Promenade có gì?

Từ DT15 Promenade bạn có thể đến những trung tâm mua sắm như Suntec City, Milenia Walk và Vòng quay Singapore Flyer . Nhà hàng được gợi ý gần khu vực này Commune Café, với khoảng cách 5 phút đi bộ từ ga Promenade DT15.

Commune là một cửa hàng chuyên bán đồ đạc trong nhà và đồ nội thất. Và dựa trên nền tảng đó để tạo nên một không gian cà phê và thư giãn sau khi mua sắm. Quán chuyên bán cà phê, bánh ngọt và bánh mì.

Một trong những lối đi trong Millenia Walk đã được chuyển đổi để sử dụng như không gian và sắp xếp chỗ ngồi cho Commune Cafe (tổng số 2 lối đi).

Đây là một lựa chọn lý tưởng khi bạn đến khu trung tâm của Singapore, giá cả của quán nói chung là hợp lý. Mua Cappuccino với giá 5$, Mocha 5,5$.

Gần DT16 Bayfront có gì?

Xung quanh DT16 có một số điểm đến hấp dẫn cần phải tới như Marina Bay Sands, Gardens by the Bay và Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật. Nha hàng nổi bật là Satay by the Bay với khoảng 10 phút đi xuyên qua Gardens by the Bay.

Satay by the Bay

Nằm giữa các mái vòm đẹp như tranh vẽ của Gardens by the Bay và Marina Barrage, quán Satay nằm ở vị trí tương đối xa bên bờ vịnh nhằm mục đích gợi nhớ những cảm giác của Satay Club cũ (trong những năm 80 và cũng tỏ lòng tôn kính đến khu vực Vịnh Marina cũ).

Bạn có thể ăn tối tại đây với món lẩu Buffet, với giá 25$ bạn sẽ nhận được 1 nổi lầu kèm thịt, hải sản, và các loại rau tươi. nồi tàu hơi nước của riêng bạn và dòng chảy tự do của các loại rau tươi, thịt và hải sản.

Ngoài MRT bạn có thể tới đây bằng chuyến xe bus miễn phí (xe bus vòng khép kín) đi và đền Gardens by the Bay. Thời gian từ thứ 2 đến thứ 6 (11h30 – 14h30 và 18h – 24h).

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Món ngon không thể bỏ qua ở quốc đảo Singapore

Singapore là quốc gia được pha trộn bởi nhiều nền văn hóa như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và cả châu Âu. Điều này thể hiện rất rõ trong văn hóa ẩm thực. Hãy khám phá 7 món ngon không thể bỏ qua ở đây.

Nếu bạn hỏi bất kỳ người Singapore nào về ẩm thực của đất nước này, họ sẽ mỉm cười và chỉ dẫn cho bạn rất nhiều địa điểm để ghé thăm. Dưới đây là danh sách 7 món ăn nổi tiếng của Singapore.

1. Cơm gà Hải Nam

Món ăn có xuất xứ từ Trung Quốc, được chế biến rất độc đáo. Thịt gà luộc chin, thái lát và quay với dầu mè. Cơm nấu với nước dùng gà cùng gừng, tỏi, dầu, lá dứa tạo nên một hương vị rất đặc trưng và khó quên cho món ăn. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại Boon Tong Kee hay hiệu cơm gà ở Toa Payoh.


2. Cua sốt ớt

Chili Crab là một trong những món ăn nổi tiếng bậc nhất tại Singapore. Những con cua càng to, chắc thịt, tươi nguyên được chế biến cùng nước sốt thơm ngon của cà chua, ớt và trứng. Bạn có thể thưởng thức món ăn này tại nhiều con phố của Singapore hay tại các nhà hàng hải sản.

3. Bánh cà rốt

Bánh cà rốt chiên thực tế làm từ củ cải trắng, hay còn gọi là cà rốt trắng, được xát nhỏ và hấp với bột gạo để tạo thành bánh. Đây là món ăn sáng được nhiều người Singapore ưa thích. Món ăn này thường được ăn kèm với dưa hấu và nước ép dứa. Bạn có thể đến Trung tâm ẩm thực Newton Circus hoặc phố Jalan Besar để thưởng thức món ăn này.

4. Laska

Laksa thường được xem là món ăn họp mặt gia đình trong những ngày cuối tuần, được chế biến từ mì sợi, với nước dùng từ sốt cà ri cốt dừa, nêm gia vị và ăn cùng tôm khô, trứng, sò. Bạn có thể ăn món này tại một số địa chỉ sau: đường East Coast, Jin Kopitiam hay Jalan Berseh.

5. Bánh mỳ nướng Kaya và trứng lòng đào

Bánh mì nướng Kaya làm từ trứng, sữa dừa và mứt dứa là một món ăn sáng rất phổ biến của người Singapore. Lát bánh mì nướng mỏng được quết những lớp bơ và kaya hòa quyện cùng mứt dứa đặc sệt và trứng béo ngậy. Bạn có thể ăn món này tại nhà hàng nổi tiếng Ya Kun Kaya Toast (mở cửa từ năm 1944) hay phố Trung Quốc trong thành phố.

6. Bak Kut Teh (Súp sườn heo)

Súp sườn heo Bak Kut The nghĩa là “thịt – xương – trà” được người Trung Quốc mang tới Singapore từ thế kỉ 19. Trong món ăn này, sườn heo được đun sôi trong nhiều giờ cùng nước sốt có tỏi, hành, tiêu, và một chút bí quyết nêm các loại thảo mộc và ít gia vị khác như đinh hương, quế, mùi. Một số địa chỉ để thưởng thức món này là phố Beach Road, New Bridge hay đường Poh Seng.

7. Mỳ Bak Chor Mee

Có nguồn gốc từ Triều Châu, món ăn đã nhanh chóng phổ biến khắp đất nước Singapore. Đây là món ăn hoàn hảo nhanh chóng – mì trứng tươi được nêm với giấm, ớt, dầu cùng thịt lợn băm nhỏ, sau đó đun cùng với tương ớt, cá khô và nấm. Hãy thưởng thức món ăn này tại Trung tâm ẩm thực Ang Mo Kio, hay đường Changi.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

8 địa điểm nên đến khi du lịch Singapore

Singapore được biết đến là một quốc gia xanh, sạch đẹp và hiện đại. Du lịch Singapore nổi tiếng với các khu trung tâm mua sắm tiện nghi và đa dạng bậc nhất. Singapore không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh quan tự nhiên tươi đẹp hay đa dạng sinh thái nhưng bù lại con người nơi đây đã tạo ra các công trình nhân tạo và kiến trúc vô cùng hoành tráng.

Singapore là quốc đảo nhỏ nên hầu hết các điểm tham quan đều nằm trong trung tâm thành phố hoặc gần trung tâm thành phố. Phương tiện giao thông công cộng giúp ích rất lớn cho việc đi lại và tiết kiệm chi tiêu cho du khách khi đến du lịch Singapore.  Theo kinh nghiệm du lịch Singapore của Asialink Travel thì du khách khi đến đây không nên bỏ qua các điểm tham quan thú vị sau đây :

1. Universal Studio Singapore (USS)

Universal Studio Singapore là điểm tham quan nối tiếng bậc nhất của Singapore bởi nhiều cảnh quan hấp dẫn cùng những trò chơi thú vị. Universal Studio bao gồm các khu vui chơi hiện đại và các cảnh quay, tạo hình nhân vật nổi tiếng trong các bộ phim: Công viên kỷ Jura, Thế giới phim hoạt hình Shrek, Madagascar, Ai cập huyền bí… Đây là nơi lý tưởng cho các gia đình và các bạn trẻ khi đi tour Singapore. Đặc biệt khu giải trí này còn giảm giá và có lối đi dành cho người khuyết tật. Vì vậy, bất kỳ ai cũng có thể ghé thăm nơi này. Công viên sẽ mở cửa từ 10h sáng đến 9h tối. Kinh nghiệm là các bạn nên đến đây vào các ngày đầu tuần, giá sẽ rẻ hơn nhiều.


2. Sentosa island

Sentosa cách bờ biển phía Nam Singapore khoảng 0,5km, là một khu vui chơi giải trí và trung tâm di sản mang tầm cỡ quốc tế. Để đến được hòn đảo này, bạn hãy vào tầng 3 khu mua sắm Vivo City-gần trạm MRT Harbour Front, mua vé đi thăm đảo. Bạn sẽ lên tàu điện đến với thế giới thần tiên Sentosa, trải nghiệm những khoảnh khắc thú vị tại tòa tháp Tiger Sky, Vương quốc Côn trùng, Thế giới nước, Bảo tang Sáp, vườn chim Jurong…


3. Botanic garden

Botanic garden là một khu vườn thiên nhiên rộng tới 52 ha với nhiều loài thực vật độc đáo, là nơi bạn có thể nô đùa, thư giãn tận hưởng không khí trong lành mát mẻ.

4. Cầu Henderson Wave

Henderson Wave là cầu dành cho người đi bộ cao nhất ở Singapore. 2 đầu cầu Henderson Waves là 2 ngọn đồi , đồng thời là 2 công viên sinh thái khá rộng là Mount Faber Garden và Telok Blangah Mount Garden. là nơi người dân Singapore đến tập thể dục, nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tố chức picnic. Quang cảnh cầu Henderson Waves đẹp nhất vào ban đêm, từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng hàng ngày, khi ánh sáng đèn LED được bật lên.


5. Suntec City

Suntec City gồm 5 tòa tháp xây theo hình bàn tay với bốn tòa tháp cao và một tháp thấp và một đài phun nước. Khu thương mại do các triệu phú Hồng Công đầu tư xây dựng bao gồm các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khách sạn, khu giải trí. Điểm đặc biệt chính là đài phun nước lớn nhất thế giới, nên tham quan vào buổi tối để được chiêm ngưỡng đài phun nước về đêm lung linh sắc màu.

6. Đu quay Singapore

Đu quay Singapore với chiều cao 165m- chiếc đu quay lớn nhất thế giới. Một vòng quay của nó mất 30 phút và cho phép khách tham quan nhìn toàn cảnh của quốc đảo.


7. Nhà hát Esplanade

Nhà hát Esplanade (nhà hát hình trái sầu riêng) một biểu tượng nổi tiếng ở Singapore, rộng đến 6ha, phòng nhà hát có sức chứa 2.000 người còn phòng hòa nhạc là 1.600 người.

8. Marina Bay Sand

Marina Bay Sand là khu tổ hợp kinh doanh, nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu tại Châu Á với kiến trúc độc đáo. Phần trên cùng được thiết kế theo hình dáng của một con thuyền khổng lồ, ở đó công viên rợp cây và hoa cùng với một bể bơi giữa lưng chừng trời, gọi là Sky park.

Bảo tàng Sáp: Hư mà thật, thật mà hưa

Bảo tàng Sáp Ở Singapore là điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất, bởi vì khi đến đây du khách sẽ chứng kiến cuộc sống của người dân trên quốc đảo này từ mấy thế kỷ về trước cho đến ngày hôm nay. Những tượng người, đồ vật được làm từ sáp rất công phu và tỉ mỉ rất giống như thật, đôi khi chúng còn cử động được làm cho du khách giật mình hoảng sợ nhưng định hình lại thì cảm thấy nó thật là thú vị.


Trước khi tham quan bảo tàng, khách được mời vào căn phòng chiếu phim. Căn phòng nhỏ, ấm áp, bên trên màn hình là chân dung của 4 người đàn ông đại diện cho 4 sắc tộc đang sinh sống tại Singapore gồm: người Trung Hoa, người Mali (Mã Lai), người hồi giáo và người Anh. Khách đang háo hức chờ xem phim, đột nhiên 4 bức chân dung trước mặt cử động. Bằng kỹ xảo phối hợp giữa âm thanh, hình ảnh và ánh sáng, 4 nhân vật lần lượt kể lại câu chuyện về lịch sử hình thành đất nước Singapore và ngành hàng hải thịnh vượng của đất nước này. Minh họa cho câu chuyện của các nhân vật là một bộ phim hoạt hình ngắn tái hiện câu chuyện truyền thuyết về chàng hoàng tử Sang Nila Utama – người đã có công phát hiện và khai phá đảo quốc Singapore. Chuyện kể rằng, chàng hoàng tử Sang Nila Utama trên đường đi qua một vùng biển lạ gặp một cơn cuồng phong. Đúng lúc sóng to gió lớn, tàu sắp chìm, hoàng tử không biết xử trí thế nào bèn quăng chiếc vương miện xuống biển, bất ngờ có một sinh vật lạ đầu sư tử mình cá hiện lên và lập tức trời yên biển lặng. Chàng hoàng tử quyết định ở lại hòn đảo này và đặt tên cho hòn đảo là Singapura (thành phố sư tử). Singapura được ghép từ 2 chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố).


Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, giờ đây đảo quốc Singapore trở thành một đầu mối giao thương cực thịnh, trung tâm trung chuyển hàng hải quan trọng kết nối giữa châu Âu và châu Á. Người dân Singapore luôn tự hào về quá trình xây dựng và phát triển ngành hàng hải quốc gia. Trong quá trình xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc trên đảo quốc này sống hòa quyện với nhau tạo thành một nền văn hóa với nhiều bản sắc độc đáo. Bảo tàng sáp là nơi khắc họa một cách sống động cuộc sống và sinh hoạt của các sắc tộc trên đất nước này từ thuở sơ khai cho đến hiện đại.


Bước vào khu vực trưng bày, tuyệt nhiên không thấy những hiện vật vô hồn nằm im ỉm trong tủ kính như ở các bảo tàng thông thường. Cũng không hề thấy bóng dáng của các hướng dẫn viên tay cầm micro, miệng đọc làu làu những câu thuyết minh đã được soạn sẵn. Chỉ có cỏ cây và những âm thanh tự nhiên của núi rừng. Văng vẳng tiếng chim kêu, cọp gầm, vượn hú… cảm giác rờn rợn như đang lạc vào một khu rừng hoang vắng. Cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi bước vào từng gian trưng bày. Sức hấp dẫn của công nghệ tạo hình sáp ở bảo tàng này được thể hiện qua những bức tượng với màu sắc, kích cỡ và trang phục như người thật, khiến người xem có lúc ngỡ mình đang bước vào thế giới của người xưa. Không có tượng của những chính khách, những nhà khoa học, nhà văn, tài tử, ngôi sao… như ở các bảo tàng sáp của Anh, Pháp. Toàn bộ các gian trưng bày chỉ tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa đời thường của người dân xứ đảo qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi… Một lễ cưới với cô dâu, chú rể đang cúi lạy song thân phụ mẫu; Đêm Trung thu ngập tràn hạnh phúc, bữa cơm giản dị, đầm ấm của một gia đình người Hoa; Cảnh đi săn thú, kéo thuyền, đánh cá rất đời thường của những người đàn ông trên đảo; Cảnh buôn bán hay chơi cờ, xem bói, các tập tục, lễ nghi đầy chất nhân văn của người Ấn Độ, người Mali… Khách vừa chiêm ngưỡng các bức tượng, vừa có thể tham gia vào hoạt động của thế giới người xưa và thoải mái chụp ảnh, ghi hình. Về nhà in ảnh ra xem thật khó để phân biệt được đâu là người thật, đâu là người giả.


Mỗi ngày bảo tàng sáp Singapore thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan. Với giá vé 10 đôla Singapore, mỗi ngày bảo tàng này có thể thu được hàng triệu đô la. Tiền thu vào lớn, dĩ nhiên các khoản dành để trùng tu, tôn tạo và đầu tư mở rộng phát triển cũng không nhỏ. Đó chính là lý do vì sao du khách đến bảo tàng sáp Singapore không có cảm giác nhàm chán, cho dù có trở lại đến lần thứ hai, thứ ba.”

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Singapore ra luật mới đảm bảo an ninh khu Tiểu Ấn

Theo AFP ngày 20-1 ghi nhận thì đảo quốc Singapore đã ban hành một lệnh cấm tạm thời có hiệu lực tại khu Tiểu Ấn (Little India) của quốc gia này, nhằm giúp các nhà chức trách dễ quản lý an ninh trong khu vực từng xảy ra bạo động sẽ được thắt chặt với các mục tiêu cụ thể.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Teo Chee Hean đã trình trước quốc hội Singapore báo cáo về cuộc bạo động tại khu Tiểu Ấn cũng như kiến nghị các phương pháp để giải quyết vấn đề này.


Dưới luật mới, các nhà chức trách sẽ khoanh vùng một khu vực “đặc biệt” trong khu Tiểu Ấn để ban hành lệnh cấm mua bán và sử dụng rượu.

Ngoài ra lệnh cấm còn bao gồm một số vật dụng có khả năng trở thành vũ khí tiềm tàng, đe dọa an ninh cộng đồng.

Theo AFP, cảnh sát công tác trong khu vực đặc biệt này cũng được trao quyền lớn hơn để dễ dàng trong việc giải quyết vi phạm như quyền tra xét và đặt câu hỏi với bất kỳ ai bước vào khu vực này.
Chính quyền Singapore cho biết luật mới này có hiệu lực trong vòng một năm trước khi Ủy ban Thẩm tra (COI) về cuộc bạo động tại khu Tiểu Ấn đề xuất các biện pháp dài hạn

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Khám phá văn hóa đa sắc màu ở Singapore

Singapore từ lâu được coi là "cái nôi" của một nền văn hóa đa dạng, phong phú nhất thế giới.

Nếu như người Ấn độ tự hào có những lễ hội độc đáo, làng Malaysia lại mang đến cho Singapore sự hấp dẫn trong các món ăn vùng miền thì khu người Hoa lại thu hút sự chú ý với hương vị của trà và bánh. Tất cả cùng tạo ra cho "bộ sưu tập" văn hóa của Singapore phong phú và đa dạng. Đến đây, dù ở khu cộng đồng nào thì bạn cũng sẽ không thể nhầm lẫn vì "cá tính" riêng, không bị hòa lẫn ở bất kì hoạt động hay hình thức tín ngưỡng, tôn giáo nào.

Khu tiểu Ấn

Năm 1819, người người tiếu Ấn đã đến định cư tại Singapore và đến nay khu tiếu Ấn này đã đem đến cho đất nước Singapore "bộ mặt" mới ở phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc. Đến thăm nơi đây, bạn sẽ được thưởng thức không gian lễ hội, đồ thủ công, trang sức truyền thống hay những món ăn ngon. Lễ hội Ánh sáng được tổ chức vào tháng 10, tháng 11 là lễ hội lớn của người Ấn, thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan mỗi năm. Vào dịp này, những ngôi đền được trang trí đặc biệt, những con đường, ngõ phố nhộn nhịp, lung linh sắc màu bởi ánh sáng chiếu khắp nơi. Bạn cũng sẽ được tận mắt chứng kiến những sản phẩm thủ công do chính người Ấn làm ra công phu và tài hoa.


Chinatown

Khu Phố Tàu được chia ra thành bốn khu phố chính: Kreta Ayer, Telok Ayer, Tanjong Pagar và Bukit Pasohmỗi khu phố đều có những đặc trưng riêng. Ở đây có nhiều tiệm buôn có từ thời tiền chiến và là nơi sinh sống của những thương nhân bán hàng hoá trong nhiều thập kỷ như vải lụa, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, trang sức bằng vàng và ngọc bích. Trung tâm của người Trung Hoa thu hút bởi những ngôi nhà theo lối kiến trúc xưa và mới, được trang trí lung linh in đậm văn hóa người Hoa mà đặt chân đến đây bạn sẽ dễ dàng nhận ra. Du khách sẽ tha hồ khám phá ẩm thực Trung Hoa trong những tiệm bánh nổi tiếng như Tong Heng Oriental Pastry trên Đường South Bridge, quán trà Kwong Chen trên Phố Sago, các hàng bán rong và những quán bar phong cách dọc Phố Club...


Làng Malaysia Geylang Serai

Là trung tâm văn hóa của người Malaysia ở Singapore, đến đây bạn sẽ được thấy những sản phẩm truyền thống do chính họ tạo ra, thưởng thức món bánh hay ngắm nhìn những đồ thủ công độc đáo như nghệ thuật vẽ tranh, làm diều...một điều không thể bỏ qua khi đến đây, bạn sẽ được đến không gian ẩm thực và được thưởng thức như trà teh tarik, bánh kuihs hay thưởng món cơm trộn kiểu Mã Lai nasi padang.


Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Bảo tàng Sáp: Hư mà thật, thật mà hư

Bảo tàng Sáp Ở Singapore là điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất, bởi vì khi đến đây du khách sẽ chứng kiến cuộc sống của người dân trên quốc đảo này từ mấy thế kỷ về trước cho đến ngày hôm nay. Những tượng người, đồ vật được làm từ sáp rất công phu và tỉ mỉ rất giống như thật, đôi khi chúng còn cử động được làm cho du khách giật mình hoảng sợ nhưng định hình lại thì cảm thấy nó thật là thú vị.


Trước khi tham quan bảo tàng, khách được mời vào căn phòng chiếu phim. Căn phòng nhỏ, ấm áp, bên trên màn hình là chân dung của 4 người đàn ông đại diện cho 4 sắc tộc đang sinh sống tại Singapore gồm: người Trung Hoa, người Mali (Mã Lai), người hồi giáo và người Anh. Khách đang háo hức chờ xem phim, đột nhiên 4 bức chân dung trước mặt cử động. Bằng kỹ xảo phối hợp giữa âm thanh, hình ảnh và ánh sáng, 4 nhân vật lần lượt kể lại câu chuyện về lịch sử hình thành đất nước Singapore và ngành hàng hải thịnh vượng của đất nước này. Minh họa cho câu chuyện của các nhân vật là một bộ phim hoạt hình ngắn tái hiện câu chuyện truyền thuyết về chàng hoàng tử Sang Nila Utama – người đã có công phát hiện và khai phá đảo quốc Singapore. Chuyện kể rằng, chàng hoàng tử Sang Nila Utama trên đường đi qua một vùng biển lạ gặp một cơn cuồng phong. Đúng lúc sóng to gió lớn, tàu sắp chìm, hoàng tử không biết xử trí thế nào bèn quăng chiếc vương miện xuống biển, bất ngờ có một sinh vật lạ đầu sư tử mình cá hiện lên và lập tức trời yên biển lặng. Chàng hoàng tử quyết định ở lại hòn đảo này và đặt tên cho hòn đảo là Singapura (thành phố sư tử). Singapura được ghép từ 2 chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn là singa (sư tử) và pura (thành phố).


Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, giờ đây đảo quốc Singapore trở thành một đầu mối giao thương cực thịnh, trung tâm trung chuyển hàng hải quan trọng kết nối giữa châu Âu và châu Á. Người dân Singapore luôn tự hào về quá trình xây dựng và phát triển ngành hàng hải quốc gia. Trong quá trình xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc trên đảo quốc này sống hòa quyện với nhau tạo thành một nền văn hóa với nhiều bản sắc độc đáo. Bảo tàng sáp là nơi khắc họa một cách sống động cuộc sống và sinh hoạt của các sắc tộc trên đất nước này từ thuở sơ khai cho đến hiện đại.


Bước vào khu vực trưng bày, tuyệt nhiên không thấy những hiện vật vô hồn nằm im ỉm trong tủ kính như ở các bảo tàng thông thường. Cũng không hề thấy bóng dáng của các hướng dẫn viên tay cầm micro, miệng đọc làu làu những câu thuyết minh đã được soạn sẵn. Chỉ có cỏ cây và những âm thanh tự nhiên của núi rừng. Văng vẳng tiếng chim kêu, cọp gầm, vượn hú… cảm giác rờn rợn như đang lạc vào một khu rừng hoang vắng. Cảm giác đó nhanh chóng qua đi khi bước vào từng gian trưng bày. Sức hấp dẫn của công nghệ tạo hình sáp ở bảo tàng này được thể hiện qua những bức tượng với màu sắc, kích cỡ và trang phục như người thật, khiến người xem có lúc ngỡ mình đang bước vào thế giới của người xưa. Không có tượng của những chính khách, những nhà khoa học, nhà văn, tài tử, ngôi sao… như ở các bảo tàng sáp của Anh, Pháp. Toàn bộ các gian trưng bày chỉ tái hiện lại nét sinh hoạt văn hóa đời thường của người dân xứ đảo qua các hoạt động cộng đồng, các phong tục tập quán, lễ nghi… Một lễ cưới với cô dâu, chú rể đang cúi lạy song thân phụ mẫu; Đêm Trung thu ngập tràn hạnh phúc, bữa cơm giản dị, đầm ấm của một gia đình người Hoa; Cảnh đi săn thú, kéo thuyền, đánh cá rất đời thường của những người đàn ông trên đảo; Cảnh buôn bán hay chơi cờ, xem bói, các tập tục, lễ nghi đầy chất nhân văn của người Ấn Độ, người Mali… Khách vừa chiêm ngưỡng các bức tượng, vừa có thể tham gia vào hoạt động của thế giới người xưa và thoải mái chụp ảnh, ghi hình. Về nhà in ảnh ra xem thật khó để phân biệt được đâu là người thật, đâu là người giả.


Mỗi ngày bảo tàng sáp Singapore thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan. Với giá vé 10 đôla Singapore, mỗi ngày bảo tàng này có thể thu được hàng triệu đô la. Tiền thu vào lớn, dĩ nhiên các khoản dành để trùng tu, tôn tạo và đầu tư mở rộng phát triển cũng không nhỏ. Đó chính là lý do vì sao du khách đến bảo tàng sáp Singapore không có cảm giác nhàm chán, cho dù có trở lại đến lần thứ hai, thứ ba.”